Hành chính tư pháp là gì?

Hành chính tư pháp là gì?

Hành chính tư pháp là hoạt động quản lí hành chính nhà nước đối với lĩnh vực tư pháp (ở đây, hành chính – tư pháp là cách gọi mang tính quy ước, rút gọn).

  • Hoạt động tư pháp:

Do chưa có một định nghĩa chính xác về tư pháp, nên theo giải thích từ ngữ nghĩa trong Từ điển, tư pháp được hiểu là xét xử và hoạt động tư pháp thường được hiểu là hoạt động xát xử. Tuy nhiên, bản chất của hoạt động xét xử là việc “một cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bằng quyền lực nhà nước, xem xét và quyết định tư cách pháp lý của một chủ thể (cá nhân, pháp nhân).

Vì thế, theo nghĩa hẹp: Hoạt động tư pháp chỉ đề cập đến hoạt động của Toà án. Còn theo nghĩa rộng , hoạt động tư pháp đề cập đến cả những hoạt động liên quan trực tiếp đến xét xử của Toà án (trước, trong và sau xét xử): hoạt động điều tra của cơ quan điều tra; hoạt động công tố của Viện công tố (Viện kiểm sát hiện nay); hoạt động thi hành án (cả án dân sự và hình sự).

Theo tổ chức bộ máy nhà nước và luật pháp Việt Nam hiện nay, những hoạt động trên vừa được thực hiện bởi cơ quan tư pháp (toà án, viện kiểm sát) vừa được thực hiện bởi cơ quan hành chính (điều tra, thi hành án dân sự, cải tạo , giam giữ, công chứng, giám định,…)

Như vậy, hoạt động tư pháp gồm: hoạt động xét xử, công tố và các hoạt động khác liên quan trực tiếp đến xét xử. hỗ trợ tư pháp (công chứng, giám định, luật sự, thi hành án, hoà giải,…)

BANNER WEBS2

  • Quản lý hành chính tư pháp

Quản lý nhà nước là sự tác động mang tính tổ chức và quyền lực nhà nước, bằng bộ máy nhà nước, các công cụ của Nhà nước, cách thức tác động của Nhà nước nhằm tác động tới các quá trình xã hội bảo đảm cho xã hội phát triển ổn định.

Quản lý nhà nước là hoạt động của Nhà nước trên lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước.

Quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp gọi là quản lý hành chính tư pháp.

Nội dung của quản lý nhà nước về hành chính tư pháp

Quản lý nhà nước về hành chính tư pháp để cho hệ thống tổ chức của các cơ quan tư pháp và hỗ trợ tư pháp hoạt động một cách đúng đắn thì tất yếu phải có hoạt động quản lý đối với hệ thống quản lý này.

Căn cứ vào mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý gồm hai loại:

Một là, hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước đối với hệ thống tổ chức các cơ quan tư pháp và hỗ trợ tư pháp.

Hai là, hoạt động quản lý nội bộ của chính hệ thống tổ chức các cơ quan tư pháp và hỗ trợ tư pháp.

Quản lý về tổ chức, nhân sự, khen thưởng, kỷ luật, điều động, biệt phái các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước làm việc trong cơ quan tư pháp và hỗ trợ tư pháp.

Quản lý đối với hoạt động công chứng, giám định, luật sư, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý.

Quản lý về quốc tích, hộ tịch, cư trú, lý lịch tư pháp.

Quản lý đối với trại giam, tạm giam.

Quản lý về thi hành án.

Quản lý các công tác tư pháp khác.

Hoạt động quản lý hành chính tư pháp là hoạt động của các cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền tiến hành các hoạt động liên quan đến các công tác về tổ chức nhân sự, ngân sách, khen thưởng, kỷ luật, điều động, biệt phái,…

Hoạt động quản lý hành chính tư pháp giúp làm cho hoạt động của toà án cũng như các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp khác được diễn ra một cách nhanh chóng, hiệu quả, chính xác và đúng pháp luật.

Cơ quan quản lý hành chính tư pháp ở Việt Nam

Ở Trung ương: Chính phủ: Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hành chính tư pháp; Bộ Tư pháp: Là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, luật sư, giám định tư pháp, công chứng,…

Ở địa phương: Cấp tỉnh: UBND tỉnh, Sở Tư pháp; Cấp huyện: UBND huyện, Phòng Tư pháp; Cấp xã: UBND xã, ban Tư pháp xã.

Ngoài ra, một số cơ quan nhà nước khác như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại gian, Bộ Y tế trong phạm vi nhiệm vụ, chức năng, thẩm quyền của mình cũng được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước trong một số hoạt động hành chính tư pháp.

Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Mọi thắc mắc xin liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6193 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp các dịch vụ khác. Chúng tôi rất mong được các câu hỏi tư vấn và ý kiến đóng góp của các bạn.

Xin chân thành cảm ơn!