Hiện nay còn khá nhiều người còn nhầm lẫn giữa hộ chiếu và visa, và không phân biệt được hai loại giấy tờ này, nhầm lẫn rằng đây là cùng một loại giấy tờ chung, nhưng thực chất đây là hai loại giấy tờ khác nhau hoàn toàn. Đầu tiên chúng ta cần phải tìm hiểu về khái niệm của hai loại giấy tờ này.
1. Khái niệm Visa và Hộ chiếu
Căn cứ theo khoản 11 điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 được quy định như sau: “ Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam”. Theo đó, visa hay còn gọi là thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Do đó, để người nước ngoài khi muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải có visa và các giấy tờ khác theo quy định, trừ trường hợp được miễn visa theo quy định.
Theo khoản 3 điều 2 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam có định nghĩa về hộ chiếu như sau: “Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.”
Như vậy, hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.
2. Phân biệt Visa và Hộ chiếu
Từ khái niệm trên, có thể thấy được hộ chiếu và visa về cơ bản cả hai loại giấy tờ này luôn đi kèm với nhau và đều sử dụng với mục đích nhập cảnh, xuất cảnh và lưu trú ở nước ngoài.
Tuy nhiên, giữa hai loại giấy tờ này này vẫn có sự khác biệt nhất định. Cụ thể:
Tiêu chí | Visa | Hộ chiếu |
Khái niệm | Visa (hay còn gọi là thị thực/thị thực xuất nhập cảnh) là chứng nhận do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của 1 nước cấp cho người nước ngoài muốn đến nước họ. | Passport (hay còn gọi là hộ chiếu): Giấy tờ do Cơ quan Nhà nước có thẩm cấp cho công dân nước mình như một Giấy Phép Ðược Quyền Xuất Cảnh khỏi đất nước và Ðược Quyền Nhập Cảnh trở lại từ nước ngoài hay chứng minh quốc tịch. |
Khi nào cần làm hộ chiếu và visa | Khi một người cần xin phép xuất nhập cảnh, lưu trú tại 1 quốc gia, vùng lãnh thổ nào đó mà họ chưa có chính sách miễn việc xin visa với công dân Việt Nam. | Khi cần xuất cảnh và nhập cảnh dưới sự bảo hộ của nhà nước. Hộ chiếu (hay còn gọi là passport) là căn cước chứng minh quốc tịch, đặc điểm nhận dạng của 1 người như: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, ảnh, chữ ký, quốc tịch… |
Hộ chiếu và visa giấy tờ nào có trước | Visa thường được cấp bằng cách đóng dấu hoặc dán vào hộ chiếu tùy theo quy định của các nước khác nhau.
Một số quốc gia và vùng lãnh thổ cấp visa rời tuy nhiên dù rời nhưng visa luôn phải kẹp cùng hộ chiếu để thực hiện các thủ tục xuất nhập cảnh. |
Hộ chiếu là giấy tờ có trước, là tài liệu cần có để được cấp visa.
Không có hộ chiếu thì sẽ không cấp được visa vì visa được đóng hoặc dán vào một hoặc một số trang của hộ chiếu. |
Giá trị sử dụng | Visa chỉ có giá trị sử dụng với mục đích nhập cảnh và lưu trú tại nước ngoài (Nước cấp visa). | Hộ chiếu còn được dùng trong nước và nước ngoài như một loại giấy tờ tùy thân, nhân thân và trong một số trường hợp có thể thay thế căn cước công dân. |
Một số loại hộ chiếu và visa | Thông thường có 03 loại visa phổ biến như sau:
– Visa nhập cảnh – Visa xuất cảnh – Visa quá cảnh Và sẽ được nhập cảnh visa theo nhiều diện khác nhau, ví dụ: – Visa du lịch – Visa thăm thân – Visa công tác – Visa du học Tùy vào mỗi loại visa mà sẽ có thời hạn lưu trú khác nhau, ví dụ: 1 tháng, 3 tháng một lần, 3 tháng nhiều lần hoặc 6 tháng một lần, 6 tháng nhiều lần,… |
Hộ chiếu cũng có 03 loại như sau:
– Hộ chiếu phổ thông – Hộ chiếu công vụ – Hộ chiếu ngoại giao Đối với hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ được cấp tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và Sở Ngoại vụ. Hộ chiếu đã được đóng dấu xuất nhập cảnh ở nước ngoài hay chưa, sẽ dựa vào căn cứ: – Hộ chiếu trắng: Chưa từng nhập cảnh nước ngoài – Hộ chiếu thường: Đã từng nhập cảnh ra nước ngoài và có dấu xuất nhập cảnh. |
Trên đây là chia sẻ của Luật Hà Sơn Bình về sự khác nhau giữa Hộ chiếu và Visa. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn đọc trong việc tham khảo và áp dụng pháp luật. Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 19006193.