Vai trò của pháp luật đối với mỗi công dân và xã hội.

Vai trò của Pháp Luật  là hệ thống những quy tắc xử sự chung.  Do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện.  Thể hiện ý chí của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội.  Đồng thời bảo vệ địa vị giai cấp thống trị hay giai cấp cầm quyền. Vậy Đặc điểm và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội là gì? 

Đặc điểm của pháp luật

Pháp luật có 03 đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản sau đây:

+ Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện

Pháp luật do Nhà nước ban hành thông qua rất nhiều những trình tự thủ tục chặt chẽ.  Phức tạp với sự tham gia của rất nhiều các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.  Các tổ chức và các cá nhân nên pháp luật luôn có tính khoa học, chặt chẽ.  Chính xác trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp.  Trong đó các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất nghiêm khắc như phạt tiền.  Phạt tù có thời hạn, tù chung thân … Với sự bảo đảm của nhà nước.  Đã làm cho pháp luật luôn được các tổ chức và cá nhân tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả trong đời sống xã hội.

Vai trò của Pháp Luật

+ Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, gồm những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung

Pháp luật gồm các quy tắc xử sự chung, được thể hiện trong những hình thức xác định. Có kết cấu loorrich rất chặt chẽ.  Và được đặt ra không phải xuất phát từ một trường hợp cụ thể.  Mà là sự khái quát hóa từ rất nhiều những trường hợp có tính phổ biến trong xã hội. Điều này đã làm cho quy định pháp luật có tính khái quát hóa cao.  Là những khuôn mẫu điển hình để các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực hiện theo khi gặp phải những tình huống mà pháp luật đã dự liệu.

Pháp luật mang tính băt buộc chung. Các quy định pháp luật được dự liệu không phải cho một tổ chức.  Hay cá nhân cụ thể mà cho tất cả các tổ chức và cá nhân có liên quan. Xuất phát từ vị trí, vai trò của nhà nước trong xã hội (tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội).  Nên pháp luật là bắt buộc đối với tất cả, việc thực hiện pháp luật

 + Vai trò của Pháp Luật có tính xác định chặt chẽ về hình thức:

Pháp luật luôn được thể hiện dưới những hình thức phải nhất định.  Nói cách khác, những quy định pháp luật phải được chứa đựng trong các nguồn luật.  Như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật … Sự xác định chặt chẽ về hình thức là điều kiện để phân biệt giữa pháp luật với những quy định không phải là pháp luật.  Đồng thời, cũng tạo nên sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác về nội dung của pháp luật.

Ngoài các đặc điểm cơ bản nói trên, pháp luật còn có những điểm khác nữa như tính ổn định, tính hệ thống …

Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội:

Vai trò của Pháp Luật

Vai trò của Pháp Luật. Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.

Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra.  Kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức.

Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp.  Và tầng lớp xã hội khác nhau.

Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hê xã hội một cách thống nhất.  Trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước nên hiêu lực thi hành cao.

Vai trò của Pháp Luật  là phương tiện để công dân thưc hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cùa mình:

Hiến pháp quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể.

Công dân thực hiên quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Pháp luật là phương tiên để công dân bảo vê quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn pháp luật hoặc thuê luật sư riêng.  Để thực hiện công việc của mình theo đúng quy định pháp luật hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

Thông tin liên hệ sử dụng dịch vụ Luật sư của Luật Hà Sơn Bình:

—————————

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: Số 68 Bắc Sơn (Km20+500), TDP Bắc Sơn, Thị trấn Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội.

VP: Số 22, ngõ 20, Nguỵ Như Kom Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6193

Email: hasonbinhlawfirm@gmail.com