Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung và tài sản riêng

Pháp luật Hôn nhân và gia đình quy định vợ, chồng là chủ sở hữu tài sản không chỉ đóng vai trò là chủ sở hữu trong quan hệ hôn nhân và gia đình mà vợ và chồng còn có nghĩa vụ đảm bảo đời sống vợ chồng trong gia đình.

Quyền của vợ chồng đối với tài sản chung

Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP vợ chồng có quyền chiếm hữu, định đoạt, tài sản chung. Cụ thể:

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

  1. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
  2. a) Bất động sản;
  3. b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
  4. c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình”

Xem thêm: Căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng

Quyền chiếm hữu : vợ chồng có quyền nắm giữ, quản lý ,bảo vệ tài sản chung, có thể ủy quyền cho nhau trong việc chiếm hữu tài sản chung. Trong đó, người được ủy quyền có toàn quyền chiếm hữu tài sản chung của vợ chồng, ngoài ra vợ chồng có thể ủy quyền cho người khác chiễm hữu tài sản chung theo quy định tại Bộ luật dân sự trong trường hợp cả hai vợ chồng có lí do chính đáng cho việc không thể chiếm hữu được tài sản chung. 

Quyền sử dụng: vợ chồng có quyền khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, tuy nhiên việc sử dụng tài sản chung để đầu tư, kinh doanh phải  trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận của cả hai. Trường hợp vợ chồng ủy quyền cho nhau trong việc sử dụng thì người được ủy quyền có toàn quyền sử dụng tài sản chung vào các hoạt động sản xuất và kinh doanh, hoa lợi, lợi tức thu được là tài sản chung của vợ chồng.

Quyền định đoạt: vợ chồng có quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu tài sản, việc thực hiện, xác lập và chấm dứt các giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là bất động sản, là động sản theo quy định phải đăng ký quyền sở hữu hoặc tài sản đang là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận bằng văn bản có chữ ký của cả vợ và chồng và có thể được công chứng, chứng thực.

Trường hợp vợ chồng ủy quyền cho nhau trong việc định đoạt tài sản chung thì người được ủy quyền có toàn quyền định đoạt tài sản chung mà không cần phải bàn bạc , thỏa thuận với bên kia. Đồng thời, vợ, chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những giao dịch liên quan đến tài sản chung với mục đích phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu đảm bảo đời sống chung của gia đình. 

Ví dụ: Chị A kí với ông C hợp đồng vay tài sản với số tiền là 3.000.000 đồng để mua thuốc chữa bệnh cho con trong trường hợp này chị A vay tiền nhằm mục đích phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình và chăm sóc sức khỏe cho con nên cả hai vợ chồng đều phải có trách nhiệm trả nợ cho ông C bằng tài sản chung hoặc nếu tài sản chung không đủ thì vợ hoặc chồng có nghĩa vụ thanh toán bằng tài sản riêng.

2.can cu xac dinh tai san chung tai san rieng cua vo chong

Quyền của vợ chồng đối với tài sản riêng

Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

Điều 44. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng

“1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

  1. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
  2. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
  3. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.”

Theo đó, một bên vợ, chồng có tài sản riêng thì có quyền sở hữu độc lập và toàn quyền trong chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó mà không phụ thuộc vào ý chí của bên kia. 

– Quyền chiếm hữu : Vợ chồng với tư cách là chủ sở hữu sẽ tự quản lý tài sản riêng của mình. Tuy nhiên nếu người có tài sản riêng không thể tự mình trực tiếp quản lý tài sản đó do các điều kiện khách quan chủ quan hoặc khách quan ( ốm đau, bệnh tật,…) thì có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản của mình. Trường hợp một bên vợ, chồng không thể tự quản lý và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của mình thì bên kia mới có quyền quản lý tài sản đó. 

– Quyền sử dụng: Vợ, chồng có quyền sử dụng tài sản của mình để đáp ứng nhu cầu cá nhân hoặc thỏa thuận cùng sử dụng tài sản riêng của mỗi bên nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu chung cho gia đình, trong trường hợp tài sản chung của vợ chồng không đủ để đảm bảo đời sống của gia đình thì người có tài sản riêng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng của mình để phục vụ nhu cầu đời sống chung của gia đình.

 -Quyền định đoạt: Vợ, chồng có quyền tự mình định đoạt tài sản riêng mà không phụ thuộc vào ý của người kia, quyền này có thể bị hạn chế trong trường hợp hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình thì muốn định đoạt tài sản đó phải có sự thỏa thuận của vợ và chồng.Hai bên vợ, chồng sở hữu tài sản riêng đó có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng ( khoản 1 Điều 44 và khoản 1 Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Trường hợp vợ, chồng thường đem một số tài sản của mình vào sử dụng chung  Ví dụ: Xe máy của người chồng được hai vợ chồng thống nhất sử dụng chung để phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, việc sử dụng được coi là mặc nhiên, không được làm thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung và không có một văn bản thỏa thuận nào khác.

Trong quá trình chung sống hai bên vợ chồng không có ý kiến gì nhưng khi có tranh chấp phát sinh bên chủ sở hữu tài sản yêu cầu xác định đó là tài sản riêng hoặc trong quá trình sử dụng chung, tài sản riêng của một bên bị mất mát, hư hỏng,… bên chủ sở hữu tài sản yêu cầu đền bù. Để giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản riêng, đưa vào sử dụng áp dụng theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP.

1.can cu xac dinh tai san chung tai san rieng cua vo chong

Nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng

Pháp luật hôn nhân và gia đình quy định vợ, chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản như sau:

– Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập (vay, thuê, bán tài sản,…);

–  Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cũng phải chịu trách nhiệm;

Trên đây là hướng dẫn của Luật Hà Sơn Bình về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung và tài sản riêng. Nếu có vướng mắc hoặc cần thêm thông tin tư vấn luật hôn nhân gia đình xin vui lòng liên hệ hotline 1900.6193  để được hỗ trợ.

—————————

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: Số 68 Bắc Sơn (Km20+500), TDP Bắc Sơn, Thị trấn Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội.

VP: Số 22, ngõ 20, Nguỵ Như Kom Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6193

Email: hasonbinhlawfirm@gmail.com