Những điều cần lưu ý khi tổ chức họp đại hội đồng cổ đông

Luật Hà Sơn Bình – Khi tiến hành thành lập công ty khách hàng có thể lựa chọn các loại hình công ty khác nhau tùy thuộc vào mục đích và mong muốn. Tuy nhiên nếu lựa chọn thành lập theo mô hình công ty cổ phần thì khách hàng cần lưu ý rằng theo quy định của pháp luật hiện hành công ty cổ phần có thể tổ chức quản lý theo hai hình thức quản lý, nhưng bắt buộc đều phải có đại hội đồng cổ đông.

Vậy đại hội đồng cổ đông là gì và những điểm nào doanh nghiệp cần lưu ý khi tổ chức họp đại hội đồng cổ đông?

Những điều cần lưu ý khi tổ chức họp đại hội đồng cổ đông
Những điều cần lưu ý khi tổ chức họp đại hội đồng cổ đông

1. Thông báo mời họp và địa điểm tổ chức họp đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) họp thường niên mỗi năm một lần hoặc có thể họp bất thường do có sự yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông có quyền yêu cầu triệu tập.

Nếu điều lệ công ty không quy định một thời gian dài hơn thì thông báo mời họp (ĐHĐCĐ) phải được gửi tới các cổ đông có quyền dự họp chậm nhất là 21 ngày trước ngày khai mạc. Trong thông báo mời họp bắt buộc phải nêu rõ thời gian và địa điểm họp.

Về địa điểm tổ chức họp ĐHĐCĐ theo quy định tại khoản 1 điều 63 Luật doanh nghiệp 2020 địa điểm họp đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 139. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.”

2. Các công việc mà người tổ chức họp đại hội đồng cổ đông cần làm

Người tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông phải thực hiện các công việc sau đây:

– Lập danh sách cổ đông có quyền dự họp;

– Cung cấp thông tin và giải quyết khiếu nại liên quan đến danh sách cổ đông;

– Lập chương trình và nội dung cuộc họp;

– Chuẩn bị tài liệu cho cuộc họp;

– Dự thảo nghị quyết ĐHĐCĐ theo nội dung dự kiến của cuộc họp; danh sách và thông tin chi tiết của các ứng cử viên trong trường hợp bầu thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;

– Xác định thời gian và địa điểm họp;

– Gửi thông báo mời họp đến từng cổ đông có quyền dự họp;

– Các công việc khác chuẩn bị cho cuộc họp đại hội đồng cổ đông.

Các tài liệu về nội dung cuộc họp cần phải gửi tới các cổ đông kèm theo thông báo mời họp, hoặc trường hợp công ty có website thì có thể đăng tải các tài liệu về cuộc họp trên cổng thông tin điện tử của công ty.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về một số vấn đề lưu ý khi tổ chức họp đại hội đồng cổ đông, để tìm hiểu rõ hơn về quy trình và thủ tục họp đại hội đồng cổ đông quý khách hãy liên hệ 1900 6193 để được tư vấn cụ thể.

=================

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT TNHH HÀ SƠN BÌNH

 Địa chỉ VP: Đường du lịch Chùa Trầm, Ninh Sơn, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, tp Hà Nội.

 Hotline: 1900 6193

 Email: hasonbinhlawfirm@gmail.com