Các quy định của pháp luật về việc xác định cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp

Việc xác định cha, mẹ, con được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật, nhưng thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp của việc xác định này nhiều người còn nhầm lẫn và không rõ ràng. Cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Khái niệm xác định cha, mẹ, con 

Theo từ điển Tiếng Việt thì “ xác định” là qua nghiên cứu, tìm tòi biết rõ ràng, chính xác. Do đó xác định cha, mẹ, con là việc nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra nguồn gốc của một người một cách rõ ràng và chính xác..

Theo Từ điển Luật học thì xác định cha, mẹ cho con là “ định rõ một người là cha hoặc một người là mẹ cho con trên cơ sở các quy định của pháp luật”. Còn việc xác định con cho cha, mẹ là “ định rõ một người là con của cha hoặc của mẹ trên cơ sở các quy định của pháp luật.”

Dưới góc độ pháp lý thì xác định cha, mẹ con là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con về mặt huyết thống.

2.5 nguyen tac co ban cua luat hon nhan va gia dinh

Xác định cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính

Điều kiện áp dụng: Việc xác định cha mẹ cho con là không có tranh chấp.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện: UBND cấp xã nơi cư trú của người con.

Thủ tục hành chính để xác định cha, mẹ cho con được quy định như sau:

Về thẩm quyền thực hiện thủ tục nhận cha, mẹ, con theo quy định tại ĐIều 24 và Điều 43 Luật Hộ tịch 2014 như sau:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. 
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa: Công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.
  • Cơ quan đại diện ở khu vực lãnh sự nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cùng cư trú ở nước ngoài. ( Điều 9 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-BNG-BTP)

Thực hiện thủ tục đăng ký tại UBND có thẩm quyền các bên phải có mặt và nộp hồ sơ bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
  • Giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con;
  •  Các giấy tờ, chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con. Theo quy định của Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP bao gồm:

+ Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

+ Thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng  và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. 

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Khi thực hiện việc đăng ký việc xác định cha, mẹ cho con thì các bên cha, mẹ, con phải có mặt, ngoại trừ trường hợp người được nhận hoặc cha hoặc mẹ đã chết.

2.cac nghia vu va quyen nhan than cua cha me va con

Xác định cha, mẹ, con theo thủ tục tư pháp

  Điều kiện áp dụng: Việc xác định cha mẹ cho con có tranh chấp. 

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện: Tòa án nhân dân.

Thủ tục tư pháp để thực hiện việc xác định cha, mẹ, con như sau:

      Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, hồ sơ khởi kiện bao gồm: 

  • Đơn khởi kiện yêu cầu xác định cha, mẹ con;
  • CMND và sổ hộ khẩu của các bên;
  •  Các giấy tờ, chứng cứ chứng minh giữa người yêu cầu và người bị yêu cầu có quan hệ cha, mẹ, con; (Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP)

     Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ khởi kiện đến tòa án cấp huyện nơi bị đơn đang cư trú. 

     Bước 3: Tòa án nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ Tòa án ra quyết định thụ lý vụ án và tiến hành theo trình tự tố tụng dân sự, phán quyết của Tòa án là cơ sở để xác định cha, mẹ cho con.

Trên đây là hướng dẫn của Luật Hà Sơn Bình về các quy định của pháp luật về việc xác định cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp. Nếu có vướng mắc hoặc cần thêm thông tin tư vấn luật hôn nhân gia đình xin vui lòng liên hệ hotline 1900.6193  để được hỗ trợ.

—————————

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: Số 68 Bắc Sơn (Km20+500), TDP Bắc Sơn, Thị trấn Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội.

VP: Số 22, ngõ 20, Nguỵ Như Kom Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6193

Email: hasonbinhlawfirm@gmail.com