6 căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật

Kết hôn trái pháp luật mang đến cho cho cả nam và nữ nhưng hệ quả không thể tránh. Để hủy việc kết hôn trái pháp luật, Luật Hà Sơn Bình chỉ ra 6 căn cứ để giải quyết vấn đề này. Cùng tìm hiểu 6 căn cứ đó trong bài viết dưới đây.

Khái niệm hủy việc kết hôn trái pháp luật

Hủy việc kết hôn trái pháp luật là biện pháp chế tài được áp dụng đối với trường hợp nam nữ kết hôn những không tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. 

Kể từ ngày Toà án ra quyết định huỷ việc kết hôn trái pháp luật, hai bên nam nữ trong phải chấm dứt cuộc sống chung trái pháp luật.

1.ket hon trai phap luat la gi

6 căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật

Khi có những căn cứ về sự vi phạm những điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì Tòa án có căn cứ để hủy việc kết hôn trái pháp luật đó.

Theo pháp luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định, nếu một cuộc hôn nhân vi phạm một trong 6 trường hợp dưới đây sẽ là căn cứ để dẫn đến việc hủy việc kết hôn trái pháp luật :

  • Hôn nhân trái luật do phạm độ tuổi kết hôn
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ
  • Kết hôn giả tạo
  • Hôn nhân trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện
  • Kết hôn khi một hoặc cả hai bên bị mất năng lực hành vi dân sự
  • Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con tiêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Lưu ý: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

ket hon trai phap luat la gi

Cơ quan có quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật 

Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì  thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật thuộc về Tòa án nhân cấp huyện.  Trường hợp quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì cơ quan có thâm quyền là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Việc Tòa án xử lý yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật được quy định chi tiết tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06/01/2016 của Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13.

Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 10 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì những đối tượng sau đây có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật:

  • Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn khi không được tự nguyện kết hôn.
  • Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Hậu quả pháp lý của hủy kết hôn trái luật

Hậu quả pháp lý về mặt nhân thân

Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái luật đối với quan hệ nhân thân đó là hai bên nam, nữ phải “ chấm dứt quan hệ như vợ chồng”.  

Hậu quả pháp lý về mặt tài sản

Theo Khoản 3 Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy đình thì: “Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.”

  Theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của hai bên được giải quyết như sau:

  • Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Do là kết hôn trái pháp luật nên cuộc hôn nhân đó không được nhà nước thừa nhận là hợp pháp, bởi vậy mọi tài sản hình thành trong thời gian chung sống đó sẽ không được xác định là tài sản chung của vợ chồng,đồng thời cũng không có sự cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy.

2.hau qua phap li cua viec huy ket hon trai phap luat

Hậu quả pháp lý về quan hệ giữa cha, mẹ và con

Nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em mặc dù cuộc hôn nhân có hợp pháp hay không hợp pháp thì cũng không ảnh hưởng gì tới quan hệ giữa cha, mẹ và con.

Theo quy định của pháp luật thì khi hủy việc kết hôn trái luật thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn ( Khoản 2 Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các con, việc xem xét và quyết định về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sẽ được Tòa án căn cứ vào các Điều 81, 82, 83 và 84 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014.

Trên đây là hướng dẫn của Luật Hà Sơn Bình về 6 căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật. Nếu có vướng mắc hoặc cần thêm thông tin tư vấn luật hôn nhân gia đình xin vui lòng liên hệ hotline 1900.6193  để được hỗ trợ.

—————————

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: Số 68 Bắc Sơn (Km20+500), TDP Bắc Sơn, Thị trấn Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội.

VP: Số 22, ngõ 20, Nguỵ Như Kom Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6193

Email: hasonbinhlawfirm@gmail.com