Thủ tục thừa kế tài sản đang thế chấp

Khi người để lại di sản thừa kế chết, các đồng thừa kế thường sẽ thực hiện ngay việc phân chia di sản thừa kế. Tuy nhiên, nếu tài sản đang thế chấp tại ngân hàng thì liệu các đồng thừa kế có phân chia di sản thừa kế được không? Trong tình trạng hiện nay, vụ việc tranh chấp về di sản thừa kế ngày càng tăng , đặc biệt là việc chia thừa kế đối với nhà đất đang thế chấp nên người dân lại càng hoang mang. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc các quy định pháp luật về thủ tục thừa kế tài sản đang thế chấp.

thu tuc thua ke tai san dang the chap

Quy định của pháp luật về thừa kế tài sản đang thế chấp

Di sản và quyền thừa kế

– Theo Điều 609 BLDS 2015 về quyền thừa kế, quy định: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

– Theo Điều 612 BLDS 2015 di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.

=> Như vậy, dù tài sản đang thế chấp thì người có tài sản vẫn có thể để lại di sản của mình cho người thừa kế bằng cách lập di chúc hoặc người hưởng thừa kế sẽ phân chia di sản theo pháp luật.

Xem thêm: Đất thế chấp có được lập di chúc không?

Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế

  • Theo Điều 611 BLDS 2015, quy định: Thời điểm, địa điểm mở thừa là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
  • Theo Điều 614 BLDS 2015 Thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế kể từ thời điểm mở thừa kế.
  • Theo Điều 615 BLDS 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:

– Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

– Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

=> Như vậy, kể từ thời điểm mở thừa kế, những cá nhân được hưởng quyền thừa kế, sẽ phải thực hiện quyền và nghĩa vụ do người chết để lại. Đặc biệt, đối với nghĩa vụ tài sản, những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện trong phạm vi di sản do người chết để lại, họ sẽ phải tiếp tục thực hiện hợp đồng thế chấp đối với bên được thế chấp và hưởng phần tài sản còn lại.

1.thu tuc thua ke tai san dang the chap

Trình tự, thủ tục thừa kế tài sản đang thế chấp

Xóa đăng ký thế chấp

– Như đã phân tích ở trên, người thừa kế phải có trách nhiệm thanh toán nghĩa vụ tài chính do người chết để lại. Nên những người thừa kế phải thanh toán đầy đủ khoản vay với Ngân hàng, sau đó yêu cầu Ngân hàng cung cấp văn bản xác nhận bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là Sổ đỏ) đang thế chấp tại Ngân hàng và cung cấp bản photo kèm theo xác nhận của ngân hàng nhận thế chấp;

– Đến Văn phòng công chứng yêu cầu lập Văn bản thỏa thuận cử người đại diện để cử 1 người trong số những người được hưởng thừa kế đến Ngân hàng nhận lại bản chính Sổ đỏ;

– Sau khi lập xong Văn bản thỏa thuận cử người đại diện, thì người được cử đại diện đến Ngân hàng lấy Bản chính Sổ đỏ và tiến hành nộp hồ sơ Xóa chấp tại Văn phòng đăng ký đất đai quận/huyện nơi có đất.

Hồ sơ Xóa chấp bao gồm:

+ Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp theo Mẫu:

+ Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của Ngân hàng  (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận giải chấp của Ngân hàng (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm;

+ Bản chính GCNQSDĐ đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;

+ Văn bản thỏa thuận cử người đại diện đã được công chứng ở trên;

+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);

+ Các giấy tờ nhân thân khác: CCCD, Sổ hộ khẩu.

Văn phòng Đăng ký đất đai sẽ kiểm tra và ghi vào sổ địa chính, Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và xác nhận trên phiếu yêu cầu xóa đăng ký thế chấp trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ (Điều 8 Thông tư liên tịch số: 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT). Thực tế thời gian có thể kéo dài, nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Công chứng thoả thuận phân chia di sản thừa kế

Sau khi đã hoàn thành thủ tục xóa chấp, đến Văn phòng công chứng yêu cầu lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

+ Hồ sơ cần chuẩn bị gồm: Phiếu yêu cầu công chứng, giấy tờ tuỳ thân của các đồng thừa kế, Giấy chứng tử của người để lại di sản, Sổ đỏ, Giấy khai sinh của con, Đăng ký kết hôn của người để lại di sản thừa kế…;

+ Cơ quan thực hiện: Phòng/Văn phòng công chứng tỉnh/thành phố nơi có đất;

+ Thời gian thực hiện: Niêm yết công khai 15 ngày tại Uỷ ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi có đất và nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản. Sau đó tiến hành ký kết và công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Nộp hồ sơ đăng ký biến động

– Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã công chứng;

+ Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy tờ tuỳ thân của các đồng thừa kế, Giấy chứng tử của người để lại di sản, Sổ đỏ, Giấy khai sinh của con, Đăng ký kết hôn của người để lại di sản thừa kế…;

+ Bộ tờ khai đăng ký biến động theo mẫu, bao gồm: Đơn đăng ký biến động, Tờ khai thuế thu nhập cá nhân, Lệ phí trước bạ, Thuế phi nông nghiệp (đối với di sản là đất phi nông nghiệp), Thuế nông nghiệp (đối với di sản là đất nông nghiệp),…

2.thu tuc thua ke tai san dang the chap

– Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai quận/huyện nơi có đất. Bộ phận tiếp nhận Hồ sơ sẽ trả cho người nộp hồ sơ một Giấy hẹn ghi rõ thời hạn giải quyết (thông thường là 15 ngày làm việc) và ngày nhận kết quả;

– Trả kết quả: Đến Chi cục thuế quận/huyện nơi có đất lấy thông báo thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có), sau khi thực hiện xong đến Văn phòng đăng ký đất đai để lấy kết quả (theo ngày hẹn trên Giấy hẹn). Bộ phận trả kết quả sẽ yêu cầu nộp thêm một khoản Lệ phí sang tên. Lệ phí sang tên sổ đỏ gồm lệ phí địa chính; lệ phí thẩm định, đo đạc (nếu có),… những lệ phí này do địa phương quy định cụ thể. Sau khi nộp đủ lệ phí sẽ được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trên đây là những thông tin Luật Hà Sơn Bình giải đáp về thủ tục thừa kế tài sản đang thế chấp. Có vấn đề gì cần giải đáp hoặc nhận thêm thông tin xin vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn miễn phí để 1900 6193 được giải đáp.

Tìm hiểu thêm dịch vụ thuê luật sư riêng tại Công ty Luật Hà Sơn Bình

—————————-

CÔNG TY LUẬT TNHH HÀ SƠN BÌNH

Địa chỉ VP: Đường du lịch Chùa Trầm, Ninh Sơn, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Hotline: 1900 6193

Email: hasonbinhlawfirm@gmail.com