Quyền đại diện giữa vợ và chồng khi thực hiện các giao dịch dân sự có hay không là câu hỏi mà người vợ, người chồng và người thứ ba tham gia giao dịch dân sự đều quan tâm. Cùng Luật Hà Sơn Bình tìm hiểu về các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này trong khuôn khổ bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật hôn nhân và gia đình 2014.
- Bộ luật dân sự 2015.
Đại diện giữa vợ và chồng là gì?
Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”
Như vậy, đại diện giữa vợ và chồng là việc một bên vợ hoặc chồng nhân danh và vì lợi ích của người còn lại xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Quyền đại diện cho nhau giữa vợ và chồng là quyền mà pháp luật quy định hoặc có thể theo sự uỷ quyền của bên còn lại. Theo đó, một bên vợ/ chồng có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người còn lại trừ trường hợp pháp luật quy định không được xác lập, thực hiện thông qua người đại diện.
Căn cứ xác lập quan hệ đại diện giữa vợ và chồng
Theo quy định tại Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì căn cứ để xác lập đại diện giữa vợ và chồng được xác định như sau:
- Đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật HN&GĐ, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
- Vợ, chồng có thể uỷ quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
- Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Toà án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ liên quan.
- Trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Toà án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và Luật Hôn nhân & gia đình 2014 thì việc đại diện giữa vợ và chồng có hai trường hợp: đại diện theo pháp luật giữa vợ – chồng và đại diện theo uỷ quyền giữa vợ – chồng.
Đại diện theo pháp luật giữa vợ và chồng
Căn cứ tại khoản 3 Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.”
Khoản 2 Điều 22 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”.
Như vậy, trong trường hợp này khi vợ hoặc chồng được xác định là người giám hộ của người còn lại thì người đó có quyền, nghĩa vụ đại diện cho người được giám hộ trong xác giao dịch dân sự. Khi thực hiện quyền đại diện cho người được giám hộ thì vợ hoặc chồng là người giám hộ có quyền thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung hoặc tài sản riêng của người kia trên cơ sở bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Khoản 2 Điều 24 Bộ luật dân sự quy định: “Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác”.
Trường hợp này, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình nên họ có quyền tự mình xác lập, thực hiện xác giao dịch dân sự với người khác nhưng xác giao dịch này chỉ có hiệu lực pháp lý khi có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ các giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Như vậy, có thể thấy, quy định này rằng buộc trách nhiệm của vợ chồng với nhau trong việc thực hiện giao dịch dân sự vì mục đích duy trì đời sống chung của gia đình. Quan hệ vợ chồng được xác lập trên cơ sở tình yêu, sự tự nguyện hi sinh vì nhau nên họ có thể là chỗ dữa tin cậy cho nhau khi người kia không đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch.
Đại diện theo uỷ quyền giữa vợ và chồng
Khoản 2 Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình quy định: “Vợ, chồng có thể uỷ quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng”.
Điều 139 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
- Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
- Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.”
Theo đó, vợ, chồng có thể uỷ quyền cho nhau xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Về nguyên tắc, các giao dịch liên quan tới tài sản chung của vợ chồng phải có sự thoả thuận của cả hại vợ chồng, trừ trường hợp các giao dịch được vợ hoặc chồng xác lập nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Tuy nhiên, đối với những tài sản chung của vợ chồng là bất động sản, động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yêu của gia đình thì việc định đoạt phải có sự thoả thuận của vợ chồng và việc thoả thuận này phải được thể hiện bằng văn bản.
Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh
Điều 25 Luật HN&GĐ 2014 quy định:
“ 1. Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác.
- Trong trường hợp vợ, chồng đưa tài sản chung vào kinh doanh thì áp dụng quy định tại Điều 36 của Luật này.”
Điều 36 Luật HN&GĐ2014 quy định: “Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.”
Theo đó, trong trường hợp vợ chồng có thoả thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó và thoả thuận này phải được lập thành văn bản.
-
Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng
Điều 26 Luật HN&GĐ 2014 quy định về trường hợp này như sau:
“1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 của Luật này.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.”
Theo đó, một giao dịch được xác định là vô hiệu khi vợ hoặc chồng có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng theo Luật HN&GĐ.
Ngoài ra, theo quy định này thì người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi sẽ là trường hợp được xác định là giao dịch này vẫn có hiệu lực và không bị coi là giao dịch vô hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, quy định này phù hợp với thực tiễn của đời sống trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình hiện nay. Bởi lẽ, trước đây khi đăng ký quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất có nhiều trường hợp chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đó.
Căn cứ chấm dứt quan hệ đại diện giữa vợ và chồng
Theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 140 Bộ luật dân sự 2015 thì:
“3. Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- a) Theo thỏa thuận;
- b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
- c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
- d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
- e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
- g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
- Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong trường hợp sau đây:
- a) Người được đại diện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
- b) Người được đại diện là cá nhân chết;
- c) Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
- d) Căn cứ khác theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.”
Theo đó, quan hệ đại diện giữa vợ và chồng sẽ chấm dứt trong nhưng trường hợp sau:
- Theo thoả thuận của hai bên;
- Theo thời hạn uỷ quyền đã hết hoặc công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;
- Người uỷ quyền huỷ bỏ việc uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền từ chối việc uỷ quyền;
- Người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
- Người uỷ quyền đã khôi phục năng lực hành vi dân sự.
-
Công ty Luật Hà Sơn Bình tư vấn về đại diện vợ, chồng trong giao dịch dân sự:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý về đại diện giữa vợ, chồng trong giao dịch dân sự;
- Tư vấn về việc thực hiện đại diện theo uỷ quyền đúng quy định của pháp luật;
- Tư vấn khi một bên vợ chồng định đoạt tài sản chung trái pháp luật;
- Tư vấn giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng;
- Luật sư tham gia giải quyết những tranh chấp về tài sản chung, tài sản riêng giữa vợ chồng, tham gia tố tụng tại toà bảo vệ quyền lợi của khách hàng.
Cùng Luật Hà Sơn Bình tìm hiểu các thông tin hữu ích về pháp luật.
Với tiêu chí:
+ Luôn luôn “Tận Tâm”
+ Giữ trọn “Chữ Tín”
+ Đem lại “Hiệu Quả” tối ưu nhất
Với dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại trực tuyến, chúng tôi mong muốn được góp phần nhỏ bé để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, đưa từng quy định, đưa dịch vụ Luật sư đến mọi người – mọi nhà!
Chúng tôi mong muốn bất cứ người dân nào, khách hàng nào cũng có thể sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư, kể cả là những người ít có điều kiện nhất, xa xôi một cách tốt nhất, kịp thời nhất!
Thông tin chi tiết: https://luathasonbinh.vn/
https://www.facebook.com/hasonbinhlawfirm
Hotline: 19006193