Luật đất đai 2013 đối với mỗi người cần hiểu biết trong phạm vi nào?

Luật đất đai 2013. Đất đai là tài sản có giá trị lớn và từ đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến tranh chấp, kiện tụng. Những vụ tranh chấp đất đai đang ngày càng phổ biến và mức độ phức tạp lớn hơn. Nếu không thể tự giải quyết bằng cách hòa giải thì phải nhờ đến sự phán xét của tòa án. Tuy nhiên trong một số trường hợp vì không am hiểu về luật đất đai mà có thể dẫn đến những thiệt thòi. Do vậy để nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.

Các loại đất được phân loại như thế nào theo quy định của Luật đất đai 2013?

Nhóm đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng cây hàng năm như đất trồng lúa và các loại cây khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất rừng sản xuất; Đất rừng phòng hộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.

Luật đất đai 2013

Nhóm đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp bao gồm: Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; Đất xây dựng trụ cơ quan; Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thủy lợi. đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh. 

Đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác; Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất.

Luật đất đai 2013 – Căn cứ để xác định đúng loại đất

Việc xác định loại đất được quy định cụ thể tại Điều 11 của Luật đất đai 2013, cụ thể như sau:

  1. Căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  2. Căn cứ vào các Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định. Tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này. Đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;
  3. Căn cứ vào Quyết định giao đất, cho thuê đất. Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều Luật đất đai mới 2013.
  4. Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định. Tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Luật đất đai 2013

Các hành vi bị nghiêm cấm trong Luật đất đai 2013.

Tại Điều 12 của Luật đất đai  2013 quy định rõ những hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể như sau:

  1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai
  2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
  3. Không sử dụng đất đúng với mục đích đã được quy định.
  4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
  5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật đất đai 2013.
  6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
  8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
  9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
  10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Các loại thuế phí khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thuế thu nhập cá nhân: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản là 25% trên thu nhập tính thuế. Trường hợp không xác định được giá vốn và chi phí liên quan: 2% trên giá trị chuyển nhượng. Nhưng nếu chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở mà bên bán. là cá nhân chỉ có một lô đất ở duy nhất thì bạn sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Lệ phí trước bạ: Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 NGHỊ ĐỊNH 140/2016/NĐ-CP VỀ LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ. Của Chính Phủ quy định về lệ phí trước bạ, cụ thể như sau: Tiền nộp đất = (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Lệ phí)

Trong Luật đất đai mới: Diện tích đất tính bằng m2. Giá đất theo bảng giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh nơi có đất. Lệ phí 0,5%.

Một số lệ phí khác như phí địa chính: 15.000 đồng; Phí thẩm định 0.15% giá trị chuyển nhượng (tối thiểu là 100.000 đồng và tối đa là 5.000.000 đồng).

Trên đây là một số thông tin cơ bản về các loại đất theo quy định của Luật đất đai 2013. Nếu quý khách hàng còn có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề gì chưa rõ. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi công ty Luật Hà Sơn Bình  để được tư vấn.

>>> Xem thêm: Điểm mới Dự thảo Luật Đất đai 2022

THÔNG TIN LIÊN HỆ

—————————-

CÔNG TY LUẬT TNHH HÀ SƠN BÌNH

Địa chỉ VP: Đường du lịch Chùa Trầm, Ninh Sơn, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Hotline: 1900 6193

Email: hasonbinhlawfirm@gmail.com