Kết hôn trái pháp luật là gì? Hệ quả và các trường hợp kết hôn trái pháp luật

Kết hôn trái pháp luật là hình thức vi phạm điều kiện kết hôn được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình. Vậy kết hôn trái pháp luật là gì? Hệ quả của nó và các trường hợp kết hôn trái pháp luật như thế nào? Cùng Luật Hà Sơn Bình tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

ket hon trai phap luat la gi

Kết hôn trái pháp luật là gì ?

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 : Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.

Theo đó, khi một hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 sau đây thì bị coi là kết hôn trái pháp luật:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn.

Trong đó, quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì những trường hợp cấm kết hôn bao gồm:

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo 

+Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn. 

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ

+ Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con tiêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

1.ket hon trai phap luat la gi

Do đó, khi kết hôn các bên nam nữ phải tuân thủ các điều kiện được pháp luật quy định, không vi phạm các trường hợp cấm thì hôn nhân mới được coi là hợp pháp, giữa các bên mới phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng đúng nghĩa. Nếu các bên nam nữ quyết định kết hôn mà không tuân thủ các quy định của pháp luật thì hôn nhân sẽ không được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

Xem thêm: Điều kiện kết hôn và văn bản pháp luật quy định 2021

Hệ quả của hôn nhân trái pháp luật.

  • Hệ quả pháp lý 

Hôn nhân trái pháp luật trước hết xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân, đó là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hành phúc. Một cuộc hôn nhân trái pháp luật đương nhiên sẽ không được pháp luật công nhận và bảo hộ.

Giữa hai bên nam nữ không tồn tại mối quan hệ vợ chồng, không có khái niệm tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.Và khi việc kết hôn bị hủy thì đường ai nấy đi, tài sản không được chia theo quy định của pháp luật.

Hôn nhân trái pháp luật gây khó khăn cho các cơ quan Nhà nước trong việc nắm bắt và quản lý được các vấn đề liên quan đến hộ tịch, hộ khẩu, khai sinh hoặc giải quyết những tranh chấp dân sự khác.

  • Hệ quả về mặt xã hội

Để một gia đình hình thành, duy trì và thực hiện tốt chức năng của nó thì phải được xây dựng trên cơ sở tự nguyện, tình yêu giữa hai bên nam, nữ có đủ tiêu chuyển về thể lực, sinh lý, tâm lý.

Nếu một cuộc hôn nhân mà thiếu đi một trong những điều kiện đó thì sẽ không thể xây dựng được một gia đình hạnh phúc, gây ảnh hưởng không chỉ tới bản thân họ mà còn đối với  toàn xã hội.

2.ket hon trai phap luat la gi

Các trường hợp kết hôn trái pháp luật

  • Hôn nhân trái luật do phạm độ tuổi kết hôn
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ
  • Kết hôn giả tạo
  • Hôn nhân trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện
  • Kết hôn khi một hoặc cả hai bên bị mất năng lực hành vi dân sự
  • Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con tiêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Khi một cuộc hôn nhân thuộc một trong các trường hợp trên thì được coi là kết hôn trái pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm minh.

Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Để được tư vấn các dịch vụ cũng như giải đáp mọi thắc mắc, quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 1900.6193, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn luật hôn nhân và gia đình. Hãy đến với Công ty Luật TNHH Hà Sơn Bình để nhận được dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng.

—————————

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: Số 68 Bắc Sơn (Km20+500), TDP Bắc Sơn, Thị trấn Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội.

VP: Số 22, ngõ 20, Nguỵ Như Kom Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6193

Email: hasonbinhlawfirm@gmail.com