Điều kiện kết hôn và văn bản pháp luật quy định 2021

Điều kiện kết hôn. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2021 quy định bao quát các nội dung về hôn nhân và gia đình, như: kết hôn, quan hệ giữa vợ và chồng, giữa các thành viên trong gia đình (giữa cha mẹ và con, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh chị em và giữa các thành viên trong gia đình); cấp dưỡng, xác định cha mẹ con; con nuôi; giám hộ giữa các thành viên trong gia đình; ly hôn; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Trong phạm vi chuyên đề, bài viết đề cấp đến một số nội dung về quan hệ hôn nhân 

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Điều kiện kết hôn
Điều kiện kết hôn

MỤC LỤC


I. Điều kiện kết hôn.

Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình quy định điều kiện kết hôn gồm:

– Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định.

1. Điều kiện kết hôn nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.

 Nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn.

2. Điều kiện kết hôn, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.

Các trường hợp sau đây được xem là vi phạm điều kiện kết hôn tự nguyện:

a) Một bên ép buộc nên bên bị ép buộc đồng ý kết hôn. Ví dụ: Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất…

b) Một bên lừa dối nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn. Ví dụ: Lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu; che giấu hoặc sửa chữa lý lịch chính trị hoặc lý lịch tư pháp đặc biệt xấu của mình…

c) Một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép, buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Ví dụ: Bố mẹ của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải kết hôn với người nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa với nhau nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau…

3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn sau đây:

a) Người đang có vợ hoặc có chồng.

  Người đang có vợ hoặc có chồng là:

– Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn;

– Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

b) Người mất năng lực hành vi dân sự.

 Người mất năng lực hành vi dân sự là người mất khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Ví dụ như: người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

Căn cứ để xác định một người là bị mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Toà án tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. 

c) Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

 Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là giữa những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

d) Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.

Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Quy định này được hiểu là ngoài việc cấm kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi thì điều luật còn cấm kết hôn:

– Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi;

– Giữa người đã từng là bố chồng với con dâu;

– Giữa người đã từng là mẹ vợ với con rể;

– Giữa người đã từng là bố dượng với con riêng của vợ;

– Giữa người đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng.

đ) Giữa những người cùng giới tính.

II. Đăng ký kết hôn

1. Thẩm quyền đăng ký kết hôn: việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật, đó là:

a) Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam ở trong nước do UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của 1 trong 2 bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.

b) Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài thì cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn.

c) Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tiến hành tại Việt Nam thì do Sở Tư pháp thụ lý hồ sơ trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận kết hôn.

Điều kiện kết hôn
Điều kiện kết hôn

2. Điều kiện kết hôn đối với công dân thuộc các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vẫn phải tuân thủ các quy định về kết hôn nói trên. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên kết hôn, pháp luật có các quy định riêng như sau:

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn.
Việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.  Hoặc tại tổ dân phố, thôn, bản, phum, sóc, nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn.

Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ cần làm 01 bộ hồ sơ bao gồm: Tờ khai đăng ký kết hôn, bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Sổ hộ khẩu hoặc Giấy khai sinh; trường hợp nộp bản sao không có chứng thực, thì phải xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.

Sau khi nhận Tờ khai đăng ký kết hôn, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra.

Nếu các bên đã có đủ điều kiện hết hôn theo quy định tại Nghị định này. Thì thực hiện ngay việc đăng ký kết hôn trong ngày làm việc đó.  Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì việc đăng ký được thực hiện trong ngày làm việc tiếp theo.

Trong trường hợp cần xác minh, thời hạn được kéo dài không quá 05 ngày làm việc.
Sau khi hai bên nam, nữ ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn.  Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký Giấy chứng nhận kết hôn.

Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn được trao cho vợ, chồng mỗi người một bản tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tại nơi cư trú.

3. Các quy định liên quan đến Điều kiện kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn (Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10; Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi hanh Nghị quyết số 35/2000/QH10; Thông tư số 07/2001/TT-BTP ngày 10/12/2001 hướng dẫn thi hành Nghị định số 77/2001/NĐ-CP):

Quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực).  Mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn đối với những trường hợp này không bị hạn chế về mặt thời gian.

Ngày công nhận quan hệ hôn nhân trong trường hợp này.  Được tính từ ngày các bên xác lập quan hệ vợ chồng.

III. Hủy việc kết hôn trái pháp luật:

Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định.

1. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật:

– Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn có quyền tự mình yêu cầu.Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu.  Toà án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định. Tại khoản 2 Điều 9 của Luật Hôn nhân và gia đình về kết hôn tự nguyện.

– Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu. Toà án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định.  Tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình (điều kiện về độ tuổi kết hôn và những trường hợp cấm kết hôn).

– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Toà án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định.

Điều kiện kết hôn tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia đình:

+ Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn;
+ Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em;
+ Hội liên hiệp phụ nữ.
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện kiểm sát xem xét. yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

2. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật:

– Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam, nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
– Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn.
– Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

Xem chi tiết về hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật

Để được tư vấn về điều kiện kết hôn cũng như giải đáp mọi thắc mắc, quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 1900.6193, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn luật hôn nhân và gia đình. Hãy đến với Công ty Luật TNHH Hà Sơn Bình để nhận được dịch vụ tốt nhất cho mọi khách hàng.

—————————-

CÔNG TY LUẬT TNHH HÀ SƠN BÌNH

Địa chỉ VP: Đường du lịch Chùa Trầm, Ninh Sơn, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Hotline: 1900 6193

Email: hasonbinhlawfirm@gmail.com