Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty

Để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể lựa chọn mở thêm Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Bài viết của Luật Hà Sơn Bình sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về dịch vụ thành lập chi nhánh công ty

Chi nhánh công ty là gì?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp, Chi nhánh được hiểu là đơn vị phụ thuộc của công ty, có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Công ty hoạt động kinh doanh ngành, nghề nào thì chi nhánh cũng phải kinh doanh ngành nghề đó.

Tư cách pháp nhân của chi nhánh công ty?

  • Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân.
  • Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty.
  • Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai.
  • Người đứng đầu chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của công ty trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.
  • Công ty có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh xác lập, thực hiện.

Như vậy, chi nhánh không có tư cách pháp nhân, không hoàn toàn độc lập mà chỉ là đơn vị phụ thuộc của công ty và có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của công ty. Công ty có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính, có thể đặt trong nước hoặc nước ngoài.

luat su doanh nghiep

Thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh công ty

Để thành lập chi nhánh, Công ty nộp hồ sơ đăng ký hoạt động qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

  • Thông báo thành lập chi nhánh công ty do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
  • Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh công ty;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh công ty;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có).

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh tại nơi đặt chi nhánh.

Thời hạn giải quyết thủ tục: 03 ngày làm việc không bao gồm ngày nộp hồ sơ, một số nơi như TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh sẽ mất thêm 03 ngày để chuyển phát bản cứng về địa chỉ đăng ký nhận chuyển phát hoặc địa chỉ công ty.

Hướng dẫn đặt tên chi nhánh công ty

Theo Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 và nghị định hướng dẫn quy định về tên chi nhánh như sau:

  • Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
  • Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh.
  • Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở của chi nhánh. 

Ví dụ: Công ty cổ phần ABC có chi nhánh có tên là “Chi nhánh sản xuất số 01”, thì tên chi nhánh đầy đủ được gọi là:

  • Chi nhánh sản xuất số 01- Công ty cổ phần ABC;
  • Chi nhánh sản xuất số 01 Công ty cổ phần ABC;
  • Công ty cổ phần ABC – Chi nhánh sản xuất số 01.
  • Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
  • Phần tên riêng trong tên chi nhánh của công ty không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

Ví dụ: không được ghi “ Chi nhánh Công ty cổ phần ABC”

  • Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
  • Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

luat ha son binh di dau trong xu huong tu van luat online

Hạch toán thuế đối với chi nhánh công ty

Để lựa chọn đăng kí thuế cho chi nhánh theo hình thức hạch toán tài chính độc lập hay hạch toán tài chính phụ thuộc tùy thuộc vào chế độ quản lí điều hành, quản lí sổ sách của công ty. Đồng thời cũng cần dựa vào tình hình hoạt động thực tế của chi nhánh, theo đó:

  • Hạch toán độc lập: nếu chi nhánh có nhiều hoạt động kinh doanh, có kế hoạch hoạt động trong một thời gian lâu dài và có nhiều sổ sách, chứng từ muốn dễ dàng quản lí chi phí, chủ động phân tích tình hình lỗ lãi của công ty.
  • Hạch toán tài chính phụ thuộc: 

Ưu điểm: không phải tổ chức thêm bộ máy kế toán như vậy đơn vị trực thuộc sẽ dễ dàng trong quản lí điều hành; đồng thời cũng giảm thiểu được một số công việc kế toán như lập các báo cáo tài chính. 

Nhược điểm: khó quản lí chi phí, chứng từ, tình hình lỗ lãi; hơn thế nữa, trường hợp thành lập đơn vị trực thuộc hạch toán tài chính phụ thuộc khác tỉnh ở vị trí địa lí xa so với trụ sở chính sẽ gây khó khăn trong việc luân chuyển chứng từ, có thể dẫn đến kê khai chậm trễ.

Vậy nên nếu chi nhánh của bạn có ít hoạt động, chi phí, doanh thu thì nên hạch toán phụ thuộc và ngược lại.

1.von dieu le cua doanh nghiep theo luat doanh nghiep 2020

Dịch vụ thành lập Chi nhánh công ty của Luật Hà Sơn Bình

Đến với dịch vụ thành lập chi nhánh công ty của Luật Hà Sơn Bình, khách hàng sẽ được hỗ trợ thực hiện công việc như sau:

  • Tư vấn pháp luật, hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu, hồ sơ thành lập chi nhánh công ty;
  • Hỗ trợ khách hàng soạn thỏa và chuẩn bị toàn bộ hồ sơ;
  • Đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện;
  • Nhận kết quả và bàn giao đến khách hàng.