Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp sau khi Nghị định Quy định về tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp có hiệu lực

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành dự thảo Nghị định quy định về tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp. Nội dung quy định hướng đến việc tập trung, tích tụ đât đai để hoạt động nông nghiệp diễn ra được thuận lợi hơn, dễ dàng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp ở quy mô lớn để gia tăng năng suất cho nông dân. 

Trước khi tìm hiểu về hoạt động bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tác giả muốn làm rõ các khái niệm: 

Xem thêm: 4 nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

Thứ nhất, tập trung đất nông nghiệp là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 của Nghị định dự thảo  “1. Tập trung đất nông nghiệp là việc tăng quy mô diện tích đất nông nghiệp thông qua hình thức liên kết, hợp tác, chuyển đổi hoặc thuê quyền sử dụng đất của người sử dụng đất khác mà không làm thay đổi quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế”.

Có thể hiểu tập trung đất nông nghiệp là hoạt động làm tăng quy mô diện tích đất nông nghiệp mà không làm thay đổi quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế đối với đất nông nghiệp được tập trung. 

Đất thuộc sở hữu của ông A

(400m2)

Đất thuộc sở hữu của ông B

(400m2)

Đất thuộc sở hữu của ông C

(900m2)

Đối với tập trung đất nông nghiệp, tổng diện tích đất nông nghiệp tập trung là 1700m2. Quyền sở hữu của ông A, ông B và ông C đối với các mảnh đất tương ứng không thay đổi. 

1.4 nguyen tac boi thuong khi nha nuoc thu hoi dat nong nghiep

Thứ hai, tích tụ đất nông nghiệp là gì?

Theo khoản 2 Điều 3 của Dự thảo: “2. Tích tụ đất nông nghiệp là việc tăng diện tích đất nông nghiệp của người sử dụng đất thông qua hình thức nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của những người sử dụng đất khác.”

Có thể hiểu tích tụ đất nông nghiệp là hoạt động làm tăng quy mô diện tích đất nông nghiệp của cá nhân, tổ chức thông qua hoạt động nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người khác hoặc nhận góp vốn quyền sử dụng đất của người khác. 

Ông Trần Văn B (400m2)
Ông Trần Văn C (400m2)

Trước khi tích tụ đất nông nghiệp, quyền sử dụng đất của ông Trần Văn B là 400m2, của ông Trần Văn C là 400m2. Sau khi tích tụ đất nông nghiệp thông qua hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông C cho ông B, đất nông nghiệp tích tụ là 800m2 thuộc quyền sở hữu của ông B. 

Từ bản chất pháp lý của hoạt động tập trung và tích tụ đất nông nghiệp giải đáp những vấn đề pháp lý sau:

Thứ nhất, đối với đất nông nghiệp tích tụ, tập trung có được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp không?

Theo quy định tại Điều 75 Luật đất đai năm 2013, điều kiện được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất bao gồm: 

  1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
  2. Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
  3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
  4. Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
  5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
  6. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

Theo quy định trên, chủ thể được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là chủ sở hữu hợp pháp của phần đất nông nghiệp bị thu hồi thông qua giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp. 

Đối với trường hợp đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung, khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp được nhà nước bồi thường theo chính sách của Nhà nước nếu các chủ sở hữu đất nông nghiệp chứng minh được QSDĐ của mình thông qua GCN QSDĐ hoặc chứng minh mình thuộc trường hợp đủ điều kiện để được cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai mà chưa được cấp.

4 nguyen tac boi thuong khi nha nuoc thu hoi dat nong nghiep

Thứ hai, sau khi thu hồi đất nông nghiệp, phần đất còn lại không đủ để các cá nhân, tổ chức canh tác nhưng sau khi tích tụ, tập trung đất nông nghiệp lại thì có thể tiếp tục canh tác. Trong trường hợp này có cần thực hiện chính sách hỗ trợ hay không? 

Theo quy định Luật đất đai năm 2013, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là hoạt động nhằm giúp đỡ cho người chủ sở hữu đất nông nghiệp sớm ổn định cuộc sống – kinh tế do đất nông nghiệp được sử dụng vào hoạt động nuôi trồng, tăng gia sản xuất. Vậy bản chất pháp lý của hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là để người dân dần ổn định cuộc sống. 

Thực tiễn cho thấy, có nhiều trường hợp sau khi thu hồi đất nông nghiệp, phần đất nông nghiệp không bị thu hồi không còn thuận tiện, hoặc đủ để các chủ sở hữu canh tác. Chính sách về tích tụ, tập trung đất nông nghiệp là chính sách tạo điều kiện các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đất nông nghiêp tập trung, tích tụ đất nông nghiệp khiến việc canh tác trở nên thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, không khó để hiểu rằng phần thu nhập của người dân sẽ bị giảm tùy thuộc vào phần diện tích đất canh tác còn lại. Vì vậy, mặc dù đã có chính sách về tích tụ, tập trung đất nông nghiệp nhà nước vẫn nên giữ chính sách hỗ trợ cho người dân.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính phù hợp, chính quyền cấp cơ sở có thể đánh giá từng trường hợp để quyết định các chủ sở hữu đất nông nghiệp bị thu hồi có được hưởng chính sách hỗ trợ hay không.

Trên đây là hướng dẫn của Luật Hà Sơn Bình về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp sau khi Nghị định Quy định về tập trung, tích tụ đất đai cho sản xuất nông nghiệp có hiệu lực. Nếu có vướng mắc hoặc cần thêm thông tin tư vấn luật đất đai xin vui lòng liên hệ hotline 1900.6193  để được hỗ trợ.

—————————

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: Số 68 Bắc Sơn (Km20+500), TDP Bắc Sơn, Thị trấn Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội.

VP: Số 22, ngõ 20, Nguỵ Như Kom Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6193

Email: hasonbinhlawfirm@gmail.com