Biên bản vi phạm hành chính là gì ? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Quy định về lập biên bản vi phạm hành chính

Việc lập biên bản vi phạm hành chính do người có thẩm quyền thực hiện để làm căn cứ xem xét, quyết định hoặc để lưu giữ làm chứng cứ sau khi đã được những người có liên quan đồng ý. Một số trường hợp, do pháp luật quy định, biên bản phải có thêm chữ kí của một số người liên quan như người làm chứng, người có mặt tại hiện trường, các bên tham gia hoạt động đó.

Nội dung biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp người vi phạm hoặc tên, địa chỉ tổ chức vi phạm, giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt (nếu có); Biên bản về vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm kí; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ phải cùng kí vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định nêu trên phải cùng kí vào từng tờ biên bản sau khi được nghe đọc lại.

BANNER WEBS2

Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 24/7: 19006193 

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Đối với vi phạm hành chính đang thực hiện thì mốc tính thời hiệu là thời điểm phát hiện ra vi phạm hành chính đó; Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì mốc tính thời hiệu là thời điểm chấm dứt vi phạm hành chính đó.Trong khoảng thời gian tính thời hiệu nêu trên, nếu cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt. Quy định này không áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân vĩ phạm cố tình trốn tránh hoặc trì hoãn việc thi hành quyết định xử phạt. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

Các nguyên tắc trong xử phạt vi phạm hành chính

Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do VPHC gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

Việc xử phạt VPHC được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật.

Việc xử phạt VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

Chỉ xử phạt VPHC khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định;một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần;nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi VPHC đó;một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh VPHC;cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.

Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi.

Mọi thắc mắc xin liên hệ tới Tổng đài 19006193 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp các dịch vụ khác. Chúng tôi rất mong được các câu hỏi tư vấn và ý kiến đóng góp của các bạn.

Xin chân thành cảm ơn!

—————————-

CÔNG TY LUẬT TNHH HÀ SƠN BÌNH

Địa chỉ VP: Đường du lịch Chùa Trầm, Ninh Sơn, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Hotline: 1900 6193

Email: hasonbinhlawfirm@gmail.com