Thu hẹp sản xuất thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động không? Quyền lợi cho người sử dụng lao động và người lao động

Người sử dụng lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động khi thu hẹp sản xuất kinh doanh hay không? Cần phải làm gì để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng lao động và người lao động? Hãy cùng Luật Hà Sơn Bình tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Chấm dứt hợp đồng lao động
                       Chấm dứt hợp đồng lao động

 

Bộ luật lao động 2019.

– Về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ:

Điểm c khoản 1 Điều 36 Bộ Luật lao động 2019 quy định: “Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc”.

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp thu hẹp sản xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không hiệu quả thì mới có quyền đơn phương chấm dứ hợp đồng lao động với người lao động.

– Về thời hạn thông báo

Khoản 2 Điều 36 Bộ Luật lao động 2019 quy định: 

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, NSDLĐ phải thông báo cho NLĐ về việc chấm dứt HĐLĐ trong thời hạn như sau:

  • Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
  • Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng loa động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng. 
  • Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng. 

Tuy nhiên, đối với một số ngày nghề công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

– NSDLĐ cần làm gì khi thu hẹp sản xuất, kinh doanh dẫn đến chấm dứt HĐLĐ với NLĐ?

 

Khoản 3 Điều 42 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của NSDLĐ trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế như sau:

“Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng”.

Theo đó, khi doanh nghiệp có sự thay đổi về cơ cấu dẫn đến việc chấm dứt HĐLĐ với NLĐ thì doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động. 

Trường hợp NSDLĐ không thể giải quyết được việc làm mà buộc phải cho NLĐ nghỉ việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho NLĐ theo quy định. 

Ngoài ra, tại Điều 48 Bộ luật lao động 2019, khi chấm dứt HĐLĐ, NSDLĐ có trách nhiệm: 

+ Phải thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của NLĐ; 

+ Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; 

+ Trả lại bản chính giấy tờ khác đã giữ của NLĐ; 

+ Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của NLĐ nếu NLĐ có yêu cầu. (Chi phí sao, gửi tài liệu do NSDLĐ trả).

Trên đây là quy định của pháp luật về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động trong trường hợp thu hẹp sản xuất, kinh doanh. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp qua tổng đài 1900 6193.

Cùng Luật Hà Sơn Bình tìm hiểu các thông tin hữu ích về pháp luật.
Với tiêu chí:
+ Luôn luôn “Tận Tâm”
+ Giữ trọn “Chữ Tín”
+ Đem lại “Hiệu Quả” tối ưu nhất
Với dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại trực tuyến, chúng tôi mong muốn được góp phần nhỏ bé để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, đưa từng quy định, đưa dịch vụ Luật sư đến mọi người – mọi nhà!
Chúng tôi mong muốn bất cứ người dân nào, khách hàng nào cũng có thể sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư, kể cả là những người ít có điều kiện nhất, xa xôi một cách tốt nhất, kịp thời nhất!
Thông tin chi tiết: https://luathasonbinh.vn/
https://www.facebook.com/hasonbinhlawfirm
Hotline: 19006193
Tiktok:  https://www.tiktok.com/@luathasonbinh
Youtube:  https://www.youtube.com/@congtyluattnhhhasonbinh-ie1119