Hiện nay, nhiều phương tiện giao thông đang lưu thông có giấy tờ không hợp pháp. Để đối phó với tình trạng hợp thức hóa giấy tờ của các loại phương tiện giao thông một số đối tượng đã tiến hành đục số khung, số máy trên phương tiện để hợp thức hóa giấy tờ. Vậy tự ý thay đổi số khung, số máy xe bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật Hà Sơn Bình tìm hiểu pháp luật liên quan đến vấn đề này nhé.
-
Tìm hiểu chung về số khung và số máy
Số khung và số máy xe (trong tiếng Anh được viết là: Vehicle Identification Number) là một khái niệm để chỉ chuỗi 17 ký tự, bao gồm cả chữ và số, được nhà sản xuất các dòng xe máy khắc trên khung xe trước khi đến tay khách hàng. Nhìn chung thì số khung số máy đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lí của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, số khung số máy có tác dụng để phân biệt và nhận diện xe tương tự như các loại tem mác gắn trên sản phẩm thông thường.
Như vậy thì về bản chất, số không và số máy dùng để phân biệt giữa xe của chủ sở hữu này với xe của chủ sở hữu khác. Các chủ sở hữu hợp pháp phương tiện có thể dễ dàng nắm bắt được nguồn gốc của các loại xe thông qua số khung và số máy. Đặc biệt là đối với những người mua xe, thì số không và số máy sẽ giúp cho họ an tâm hơn trong quá trình lựa chọn, đồng thời giúp cho họ xác định được dễ dàng hơn năm sản xuất cũng như đôi lắp ráp thông qua phương thức dò số khung và số máy. Nhìn chung thì có thể đọc số khung và số máy thông qua cách sau đây:
– Ký tự đầu tiên có ý nghĩa trong việc xác định châu lục;
– Ký tự 1 đến 2 có ý nghĩa trong việc xác định quốc gia sản xuất, ví dụ như: chữ J tượng trưng cho Nhật Bản; S – Anh; W – Đức; K – Hàn Quốc; VN – Việt Nam …;
– Ký tự 2 đến 3 có ý nghĩa trong việc xác định hãng sản xuất;
– Ký tự 4 đến 8 có ý nghĩa trong việc phân loại xe. Trong đó, bao gồm những thông tin như loại thân, kiểu dáng, đời hoặc động cơ xe;
– Ký tự 9 có ý nghĩa trong việc check digit, hay còn được sử dụng để kiểm tra tính chính xác của những ký tự trước đó;
– Ký tự 10 có ý nghĩa trong việc xác định năm sản xuất. Đối với những dòng xe được sản xuất trước năm 2000, nhà máy sẽ đánh dấu bằng ký tự thay vì sử dụng chữ số. Cụ thể như 1995 (kí hiệu là S), 1996 (kí hiệu là T), 1997 (kí hiệu là V), 1998 (kí hiệu là W), 1999 (kí hiệu là X) …;
– Ký tự 11 có ý nghĩa trong việc xác định nhà máy lắp ráp;
– Ký tự 12 đến 17 có ý nghĩa trong việc xác định chuỗi seri dây chuyền hoặc giai đoạn sản xuất xe.
-
Quy định về xử phạt khi tự ý thay đổi số khung, số máy xe
Căn cứ Luật giao thông đường bộ 2008 quy định quy tắc giao thông đường bộ; các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông đường bộ của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, hoạt động vận tải đường bộ. Theo đó tại khoản 2 Điều 55 Luật này có quy định:
“Điều 55. Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ
- Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.”
Theo đó nếu chủ phương tiện vi phạm quy định trên có thể bị áp dụng hình thức xử phạt tại Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đường bộ, đường sắt cụ thể như sau:
– Đối với mô tô, xe máy:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
- b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;
- c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
- d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
- e) Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định;
- g) Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép;
- h) Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông;
- i) Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định;
- k) Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông.”
– Đối với ô tô và các loại xe tương tự:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
- b) Tẩy xóa hoặc sửa chữa hồ sơ đăng ký xe;
- c) Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe; biển số xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định;
- d) Không làm thủ tục đổi lại Giấy đăng ký xe theo quy định khi xe đã được cải tạo hoặc khi thay đổi địa chỉ của chủ xe;
đ) Không thực hiện đúng quy định về biển số, quy định về kẻ chữ trên thành xe và cửa xe, trừ các hành vi vi phạm quy định tại: điểm g khoản 8 Điều này và các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 28; điểm b khoản 3 Điều 37 Nghị định này;
- e) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
- g) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3, điểm m khoản 5 Điều 23 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3, điểm m khoản 5 Điều 23 Nghị định này;
- h) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
- i) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định này;
- k) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này;
- l) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô;
- m) Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép.”
Như vậy hành vi tự ý đục lại số khung xe có thể bị phạt tiền từ 800.000 đồng – 4.000.000 đồng đối với xe máy và từ 2.000.000 đồng – 8.000.000 đồng đối với xe ô tô.
-
Giao dịch xe bị thay đổi số khung, số máy có phải chịu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự không?
Thứ nhất, nếu như người mua hoàn toàn không biết hoặc không thể biết về việc chiếc xe đó đã bị thay đổi số khung và số máy trước khi tiến hành các giao dịch mua bán, thì họ sẽ được xác định là người ngày tình vì thế cho nên, trong trường hợp thực hiện những giao dịch như vậy thì trách nhiệm sẽ thuộc về chủ cũ của chiếc xe. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì các chủ mới có thể sử dụng những quy định của pháp luật cụ thể là Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do yếu tố bị lừa dối, cụ thể như sau: Khi một bên tham gia giao dịch dân sự mà bị lừa dối trái với ý thức của mình thì có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Nhìn chung thì hành vi lừa dối trong một giao dịch dân sự được xác định là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba với mục đích làm cho bên kia hiểu sai lệch về các nội dung trong giao dịch đó ví dụ như về chủ thể, về đối tượng hoặc tính chất của đối tượng, hiểu sai về nội dung cơ bản của giao dịch dân sự nên họ đã tiến hành xác lập giao dịch đó, còn nếu Như trong trường hợp không bị lừa dối thì họ sẽ không xác lập những giao dịch như vậy.
Thứ hai, nếu trong trường hợp người mua chiếc xe đã bị sửa số khung và số máy, chiếc xe đó được xác định là hành vi phạm pháp mà có thì người mua có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại điều 323 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), theo đó thì người nào không hứa hẹn trước mà biết rõ đó là hành vi vi phạm pháp luật do có sự thay đổi về số khung số máy không khớp với giấy tờ đăng ký xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo trình tự và thủ tục luật định, tuy nhiên họ vẫn chứa chấp và tiêu thụ tài sản đó thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
-
Thủ tục đóng lại số khung xe
Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Giấy khai đăng ký xe.
- Giấy tờ của chủ xe.
+ Chủ xe là người Việt Nam: cần có một trong những giấy tờ sau:
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ khẩu.
- Giấy chứng minh Quân đội nhân dân, giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, kèm theo giấy giới thiệu của đơn vị công tác.
- Thẻ học viên, sinh viên, kèm giấy giới thiệu của nhà trường.
- Chủ xe là người Việt Nam định cư ở nước ngoài về sinh sống, làm việc tại Việt Nam: Giấy khai báo tạm trú, thường trú theo quy định và xuất trình hộ chiếu (còn giá trị).
+ Chủ xe là cơ quan, tổ chức cần có:
- Cơ quan, tổ chức Việt Nam: Giấy giới thiệu kèm theo giấy tờ tuỳ thân của người đến đăng ký xe.
- Doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Văn phòng đại diện, Công ty nước ngoài trúng thầu, các tổ chức phi chính phủ: Giấy giới thiệu kèm theo giấy tờ tuỳ thân của người đến đăng ký xe (trong trường hợp cơ quan không có giấy giới thiệu thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan cấp trên quản lý).
+ Người được uỷ quyền đăng ký xe phải có giấy uỷ quyền của chủ xe có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã hoặc cơ quan, đơn vị công tác (trừ trường hợp là bố, mẹ, vợ con của chủ xe) và xuất trình chứng minh nhân dân.
- Các giấy tờ của xe bao gồm:
+ Chứng từ mua bán; cho tặng xe.
+ Lệ phí trước bạ.
+ Chứng từ nguồn gốc của xe:
- Tờ khai Hải quan (đối với xe nhập khẩu).
- Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (Đối với xe sản xuất trong nước).
- Quyết định tịch thu hoặc quyết định xử lý vật chứng hoặc văn bản kết luận của cơ quan điều tra là xe có số máy, số khung bị đục, tẩy, xoá hoặc không xác định được số máy, số khung nguyên thuỷ.
+ Đơn đề nghị đóng số máy, số khung phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Trình tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị một bộ hồ sơ như đã nêu ở trên.
Bước 2: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước đang cư trú hoặc có trụ sở tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Công an cấp huyện) đến nộp hồ sơ đề nghị đục lại số khung, số máy xe môtô, xe gắn máy, xe máy điện tại trụ sở các điểm đăng ký xe của Công an các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
* Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì làm các thủ tục, thu lệ phí và viết giấy biên nhận hẹn ngày trả kết quả (đối với xe mô tô, xe máy).
– Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.
Bước 3: Đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe tại địa điểm đã nộp hồ sơ và nhận lại một số giấy tờ sau khi đã được cơ quan đăng ký xe kiểm tra và đóng dấu.
Cùng Luật Hà Sơn Bình tìm hiểu các thông tin hữu ích về pháp luật.
Với tiêu chí:
+ Luôn luôn “Tận Tâm”
+ Giữ trọn “Chữ Tín”
+ Đem lại “Hiệu Quả” tối ưu nhất
Với dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại trực tuyến, chúng tôi mong muốn được góp phần nhỏ bé để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, đưa từng quy định, đưa dịch vụ Luật sư đến mọi người – mọi nhà!
Chúng tôi mong muốn bất cứ người dân nào, khách hàng nào cũng có thể sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư, kể cả là những người ít có điều kiện nhất, xa xôi một cách tốt nhất, kịp thời nhất!
Thông tin chi tiết: https://luathasonbinh.vn/
https://www.facebook.com/hasonbinhlawfirm
Hotline: 19006193