Trình tự, thủ tục thành lập Công đoàn cơ sở tại Doanh nghiệp

Thành lập Công đoàn cơ sở cần những điều kiện gì? Trình tự, thủ tục để thành lập công đoàn cơ sở ra sao? Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, Luật Hà Sơn Bình sẽ giải đáp những thắc mắc này của quý khách hàng.

z4724356624958 fc539866941b0ff3393c0dc9f3533c8d

 

1. Công đoàn tại doanh nghiệp là gì?

Khoản 3 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 quy định về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì công đoàn cơ sở (“CĐCS”) tại doanh nghiệp là một tổ chức đại diện người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một doanh nghiệp nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao độn trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động.

2. Về điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở

Công đoàn cơ sở được thành lập khi đáp ứng 02 điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp, có tư cách pháp nhân.
  • Có ít nhất 05 đoàn viên công đoàn hoặc 05 người lao động có đơn tự nguyên giao nhập Công đoàn cơ sở.

3. Trình tự, thủ tục thành lập CĐCS

Căn cứ pháp lý: Luật Công đoàn 2012; Điều lệ Công đoàn Việt Nam khoá XII năm 2020.

Để thành lập CĐCS, doanh nghiệp cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Thành lập Ban vận động thành lập CĐCS (“Ban vận động”)

  • Điều kiện thành lập Ban vận động: Có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
  • Người lao động (có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam) tự tập hợp, thống nhất bầu Trưởng Ban Vận động.
  • Ban vận động có trách nhiệm:
  • Tổ chức vận động thành lập CĐCS;
  • Vận động người lao động tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam;
  • Đề nghị Công đoàn cấp trên trực tiếp hướng dẫn việc tổ chức hội nghị thành lập CĐCS.

Bước 2: Tổ chức Hội nghị thành lập CĐCS

  • Thanh phần tham dự:
  • Ban vận động thành lập CĐCS;
  • Người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp đã là đoàn viên hoặc chưa là đoàn viên có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam;
  • Đại diện công đoàn cấp trên;
  • Người sử dụng lao động và các thành phần khác (nếu có).
  • Nội dung hội nghị bao gồm:
  • Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập CĐCS;
  • Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn;
  • Tuyên bố thành lập CĐCS;
  • Bầu Ban chấp hành CĐCS;
  • Thông qua chương trình hoạt động của CĐCS.

Cần lưu ý: Việc bầu Ban chấp hành tại hội nghị thành lập CĐCS phải được thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín. Người trúng cử phải là người có số phiếu tán thành quá ½ so với số phiếu thu về. Phiếu bầu cử phải có chữ kí của Trưởng Ban vận động ở góc trái, phía trên phiếu bầu.

Bước 3:  Nộp hồ sơ đề nghị công nhận CĐCS đến Công đoàn cấp trên

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, CĐCS, Ban chấp hành CĐCS;
  • Kết quả bầu cử ban chấp hành, ban thường vụ, uỷ ban kiểm tra và các chức doanh của ban chấp hành, uỷ ban kiểm tra công đoàn;
  • Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động;
  • Danh sách trích ngang lý lịch uỷ viên ban chấp hành, ban thường vụ, uỷ viên uỷ ban kiểm tra công đoàn cơ sở;
  • Biên bản hội nghị thành lập CĐCS;
  • Biên bản kiểm phiếu bầu Ban chấp hành CĐCS;
  • Biên bản bầu cử tại hội nghị ban chấp hành (nếu có).

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi kết thúc hội nghị thành lập CĐCS, Ban chấp hành CĐCS gửi hồ sơ, đề nghị Công đoàn cấp trên quyết định công nhận đoàn viên, CĐCS, Ban chấp hành CĐCS.

  • Trường hợp đủ điều kiện: Công đoàn cấp trên ra các quyết định: Công nhận đoàn viên, công nhận CĐCS, Công nhận Ban chấp hành CĐCS;
  • Trường hợp không đủ điều kiện: Công đoàn cấp trên gửi thông bán bằng văn bản đến Ban vận động thành lập CĐCS.

Bước 4: Công đoàn cấp trên ra quyết định công nhận thành lập CĐCS

Sau khi được Công đoàn cấp trên công nhận, Ban chấp hành công đoàn cơ sở tiến hành thủ tục để khắc dấu của công đoàn mình. Đồng thời, tổ chức các hoạt động theo quy định của pháp luật.

Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có như cầu tư vấn, hỗ trợ pháp lý khác, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline 19006193 để được giải đáp.