Tranh chấp giao dịch dân sự, cách giải quyết bằng pháp luật

Tranh chấp giao dịch dân sự, cách giải quyết bằng pháp luật.

Trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh đều có sự xuất hiện của giao dịch dân sự. Do đó, việc mâu thuẫn, bất hòa về quyền lợi và lợi ích giữa các bên là điều khó tránh khỏi. Tình trạng này dẫn đến nhiều tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự xảy ra. Để biết được cách giải quyết vấn đề này bằng pháp luật như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Tranh chấp giao dịch dân sự là gì?

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đây là hoạt động phổ biến giữa các bên liên quan. Nhằm đạt được mục đích mong muốn trong nội dung cụ thể của cuộc giao dịch. Những giao dịch này thường thể hiện sự thống nhất của chủ thể hai bên. Và hình thành trên cơ sở pháp lý đã được pháp luật hiện hành quy định cụ thể. 

Khi tham gia vào giao dịch dân sự sẽ được thể hiện trên cơ sở pháp lý là hợp đồng. Trong khi thực hiện giao dịch dân sự cũng như xác lập giao dịch cần có sự đồng ý của các bên liên quan. Và họ tham gia một cách tự nguyện không ép buộc, lôi kéo,… Đây là một trong những cơ sở pháp lý để xác lập giao dịch có đúng pháp luật và có hiệu lực. 

tranh chấp giao dịch dân sự

Sự không thống nhất giữa các bên liên quan

Tranh chấp giao dịch dân sự là những tranh chấp xảy ra giữa các bên khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ. Đó là những mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, tổ chức trong các quan hệ về nhân thân hoặc tài sản.

Các loại tranh chấp giao dịch dân sự phổ biến hiện nay như tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các vấn đề về ly hôn,…

Các hình thức giải quyết tranh chấp dân sự

Khi tham gia các giao dịch dân sự, việc xảy ra các tranh chấp là điều không ai mong muốn. Vậy khi có tranh chấp giao dịch dân sự giải quyết bằng cách nào là tốt nhất? Nhằm đảm bảo quyền lợi, giảm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa các bên. Đồng thời, ít tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc. Hiện nay có ba cách giải quyết tranh chấp dân sự đó là thương lượng, hòa giải và khởi kiện. Dựa vào mức độ nghiêm trong của vụ việc để lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp phù hợp.

Giải quyết tranh chấp bằng hình thức thương lượng

Thương lượng chính là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Các bên nên chủ động gặp gỡ, bàn bạc, thỏa thuận về quyền và lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ của mỗi bên.

Về điều này, pháp luật không có quy định bắt buộc các bên phải tiến hành thương lượng. Tất cả đều phụ thuộc vào thiện chí tự giải quyết của các bên. Phương thức thương lượng rất được ưu tiên lựa chọn. Vì phương thức này không chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Và cũng không bị bó buộc bởi các quy định về quy trình tổ chức thương lượng, thành phần tham gia, thời gian và không tốn tiền bạc.

tranh chấp giao dịch dân sự

Đàm phán thương lượng để tìm cách giải quyết

Các bên tự giải quyết với nhau để đưa ra được những thống nhất. Do đó, không có sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật. Cho nên không có sự cưỡng chế thi hành kết quả thương lượng.

Giải quyết tranh chấp giao dịch dân sự bằng hình thức hòa giải

Hòa giải là việc các bên liên quan tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của người trung gian. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp không chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Được thực hiện hoàn toàn dựa trên thiện chí của các bên.

So với việc lựa chọn phương thức thương lượng để giải quyết tranh chấp thì khi tiến hành hòa giải các bên được thỏa thuận lựa chọn ra một bên trung gian, độc lập, có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để giải quyết tranh chấp, đưa ra các lời khuyên về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.

Người trung gian có thể là cá nhân, tổ chức luật sư,… Và ý kiến của người trung gian chỉ mang tính tham khảo. Phương thức hòa giải cũng được các bên lựa chọn vì thủ tục nhanh gọn. Các bên có quyền định đoạt, không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa các bên, không làm mất uy tín của hai bên.

Cũng giống như phương thức thương lượng. Thì các cam kết, thỏa thuận từ kết quả của quá trình hòa giải.  Không bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên.

Khởi kiện – Cách giải quyết tranh chấp bằng pháp luật

Khi các phương thức thương lượng, hòa giải không đem lại kết quả. Thì phương thức khởi kiện lên Tòa án để giải quyết được lựa chọn.

tranh chấp giao dịch dân sự

Nhờ đến sự can thiệp của pháp luật

Đây là phương thức có sự tham gia giải quyết của đại diện quyền lực nhà nước là Tòa án nhân dân. Vì vậy quy trình giải quyết tranh chấp giao dịch dân sự. Phải tuân thủ quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng. Đồng thời, bản án, quyết định của Tòa án được đảm bảo thi hành bằng hệ thống cơ quan thi hành án của nhà nước.

Khi khởi kiện, các bên phải xác định được đối tượng tranh chấp là gì. Điều này nhằm giúp việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Đồng thời tạo điều kiện để quá trình khởi kiện thuận lợi hơn.

Hy vọng rằng với sự chia sẻ của chúng tôi. Sẽ giúp bạn lựa chọn được cách giải quyết tranh chấp giao dịch dân sự thích hợp nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn. Hãy liên hệ với Luật Hà Sơn Bình theo thông tin dưới đây để được giải đáp.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

—————————-

CÔNG TY LUẬT TNHH HÀ SƠN BÌNH

Địa chỉ VP: Đường du lịch Chùa Trầm, Ninh Sơn, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Hotline: 1900 6193

Email: hasonbinhlawfirm@gmail.com