Tội ngộ sát là gì? Yếu tố cấu thành và trách nhiệm hình sự

Pháp luật hình sự Việt Nam quy định chế tài rất nghiêm khắc với những nhóm hành vi gây chết người. Một trong những tội phạm gây chết người khá đặc biệt về tính chất, mục đích của hành vi cần được xem xét cụ thể phải nhắc đến tội Vô ý làm chết người, trong ngôn ngữ hàng ngày thường được gọi là tội “Ngộ sát”.

Vậy Tội ngộ sát là gì? Phạm tội Ngộ sát phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Hà Sơn Bình xin trả lời thắc mắc cùng bạn đọc.

Tội Ngộ sát là gì?

Tội ngộ sát là cách gọi thực tế của nhiều người về tội vô ý làm chết người, là một thuật ngữ pháp lý hình sự để chỉ hành vi giết người nhưng mục đích của hành vi được xem xét trên yếu tố lỗi vô ý.

Vô ý làm chết người là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra.

toi ngo sat la gi yeu to cau thanh va trach nhiem hinh su

Các yếu tố cấu thành tội Ngộ sát

– Chủ thể:

Chủ thể là chủ thể thường. Nghĩa là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đểu có thể là chủ thể của tội vô ý làm chết người. Căn cứ theo các quy định của pháp luật thì chủ thể của tội vô ý làm chết người phải có độ tuổi từ đủ 16 trở lên.

– Mặt chủ quan của tội phạm:

Ý thức người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng phân biệt giữa Tội ngộ sát và Tội giết người. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình do lỗi vô ý (bao gồm cả vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin). Trong đó:

– Làm chết người do lỗi vô ý vì cẩu thả là khi thực hiện hành vi mà người phạm tội không thành trước khả năng gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.

– Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là việc người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra và có thể ngăn ngừa được nhưng cuối cùng hậu quả đó vẫn xảy ra.

Ở trường hợp thứ hai, nếu người phạm tội vi phạm quy tắc nghề nghiệp để xảy ra hậu quả có thể bị xét xử dưới tội danh Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.

– Khách thể:

Khách thể của tội vô ý làm chết người là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội phạm này là con người.

– Mặt khách quan của tội phạm:

Ngộ sát hay vô ý làm chết người là hành vi gây ra hậu quả tính mạng của nạn nhân bị xâm hại, nhưng người gây hành vi cho rằng hậu quả này sẽ không xảy ra (trong một số trường hợp còn ra sức ngăn ngừa được); hoặc người gây hành vi không nhận thấy hành động của bản thân có thể tạo ra hậu quả gây chết người (trong một số trường hợp mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả). Hành vi Ngộ sát (Vô ý làm chết người) có thể được thể hiện dưới 02 dạng: dạng hành động và phi hành động (không hành động).

Hậu quả gây chết người là dấu hiệu bắt buộc của Tội ngộ sát. Nếu hậu quả người chết chưa xảy ra thì đồng nghĩa với việc không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi.

Cũng cần lưu ý rằng, sau việc quan tâm đến hậu quả của hành vi trên, mục đích (mối quan hệ) rằng buộc giữa hành vi và hậu quả cũng cần quan tâm. Nói cách khác, hậu quả của hành vi nạn nhân chết là mục đích vô ý của người phạm tội gây ra. Trường hợp hậu quả chết người xảy ra nhưng do mục đích cố ý gây ra của người phạm tội thì tội phạm được xem xét ở đây lại là tội giết người chứ không phải tội ngộ sát.

1.toi ngo sat la gi yeu to cau thanh va trach nhiem hinh su

Trách nhiệm hình sự đối với tội Ngộ sát

Theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì: 

“1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

  1. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

Theo đó, khi đủ các yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người thì người phạm tội có thể phải chịu các mức hình phạt như sau:

– Khung cơ bản, người nào vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến tối đa là 03 năm hoặc phạt tù trong thời gian tối thiểu là 01 năm và tối đa là 05 năm.

– Khung tăng nặng, áp dụng đối với trường hợp phạm tội làm chết 02 người trở lên, sẽ bị phạt tù tối thiểu 03 năm và tối đa 10 năm.

Đối với trường hợp vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính thì căn cứ theo Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:

“1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

  1. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
  2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Cũng là hành vi vô ý làm chết người nhưng trong trường hợp này nhấn mạnh về nguyên nhân là xuất phát từ việc vi phạm các quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính gây nên. Khi đó, người phạm tội sẽ phải chịu hình phạt như sau:

– Khung cơ bản, phạt tù trong khoảng thời gian tối thiểu là 01 năm và tối đa là 05 năm

– Khung tăng nặng đối với trường hợp làm chết 02 người trở lên thì sẽ bị phạt tù từ 0 năm đến 12 năm.

2.toi ngo sat la gi yeu to cau thanh va trach nhiem hinh su

Phân biệt tội Ngộ sát và tội Giết người

Tiêu chí so sánh Tội giết người

( Điều 123 )

Tội vô ý làm chết người

“Tội Ngộ sát”

(Điều 128)

Chủ thể Tội giết người được thực hiện bởi bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Tội vô ý làm chết người được thực hiện bởi bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt khách quan Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc để mặc hậu quả chết người xảy ra. Người phạm tội tuy thấy chính hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra còn có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Mặt khách thể Đối tượng tác động của tội phạm này là con người. Là hành vi xâm phạm đến quyền sống của con người, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người. 
Mặt chủ quan Luôn thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp). Thực hiện hành vi phạm tội của mình dưới hình thức lỗi do vô ý bao gồm cả vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin.
Hậu quả – Yêu cầu phải có hậu quả chết người xảy ra thì mới cấu thành tội;

– Thực tiễn rất khó xác định yếu tố chủ quan của người phạm tội. Thông thường, sẽ xác định hậu quả đến đâu thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm đến đó;

Khung hình phạt các khung hình phạt với tội giết người quy định tại Điều 123 Bộ Luật Hình sự quy định như sau:

+ Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp: Giết 2 người trở lên; giết người dưới 16 tuổi;…(khoản 1, Điều 123), thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

+ Phạm tội không thuộc các trường hợp nêu trên, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;

+ Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;

+ Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Có hai khung hình phạt đối với tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự như sau:

+ Vô ý làm chết một người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm;

+ Vô ý làm chết hai người trở lên thì bị phạt tù từ ba đến 10 năm.

Trên đây, Luật Hà Sơn Bình đã giải đáp thông tin tội ngộ sát là gì? Yếu tố cấu thành và trách nhiệm hình sự của tội ngộ sát, để tìm hiểu thêm thông tin hoặc tư vấn luật hình sự, quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900.6193 để được giải đáp.

—————————

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: Số 68 Bắc Sơn (Km20+500), TDP Bắc Sơn, Thị trấn Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội.

VP: Số 22, ngõ 20, Nguỵ Như Kom Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6193

Email: hasonbinhlawfirm@gmail.com