Thủ tục giải quyết ly hôn

Thủ tục giải quyết ly hôn luôn là vấn đề của nhiều gia đình đang rất cần được hỗ trợ và tư vấn hiện nay. Dịch vụ tư vấn luật ly hôn Luật Hà Sơn Bình xin tư vấn.

 

Thủ tục giải quyết ly hôn
Thủ tục giải quyết ly hôn

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2021 quy định bao quát các nội dung về hôn nhân và gia đình.

Như: kết hôn, quan hệ giữa vợ và chồng, giữa các thành viên trong gia đình.

(giữa cha mẹ và con, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu. Giữa anh chị em và giữa các thành viên trong gia đình).

Cấp dưỡng, xác định cha mẹ con; con nuôi; giám hộ giữa các thành viên trong gia đình; ly hôn; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.

Trong phạm vi chuyên đề, bài viết đề cấp đến một số nội dung về quan hệ hôn nhân và gia đình trong nước là: kết hôn, quan hệ giữa vợ chồng và ly hôn.

I. Quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn.

– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

– Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

– Có hai trường hợp yêu cầu ly hôn: Thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên.

1. Thủ tục giải quyết ly hôn thuận tình

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành.

Nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản.

Việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn.

Và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Toà án vẫn phải tiến hành hoà giải.

Trong trường hợp Toà án hoà giải không thành.  Thì Toà án lập biên bản về việc tự nguyện ly hôn và hoà giải đoàn tụ không thành.

Trong thời hạn 15 ngày.  Kể từ ngày lập biên bản nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến.  Cũng như Viện Kiểm sát không có phản đối sự thoả thuận đó.

Thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà không phải mở phiên toà khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

– Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn.

– Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản.  Việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

– Sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay.

Các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

2. Thủ tục giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên

Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.

Cần lưu ý rằng, đối với người có đơn yêu cầu xin ly hôn mà bị Toà án bác đơn xin ly hôn.

Thì sau một năm, kể từ ngày bản án.  Quyết định của Toà án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người đó mới lại được yêu cầu Toà án giải quyết việc xin ly hôn.

Hoà giải tại Toà án: trước khi quyết định việc ly hôn.

Toà án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

II. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục.  Nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật.  Mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con. Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.

Nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất.

Bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần.

Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng được sống trực tiếp với ai của người con.

3.Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên.  Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện.

Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con.  Không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con.

Phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

Thủ tục giải quyết ly hôn
Thủ tục giải quyết ly hôn

III. Chia tài sản khi ly hôn:

1. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn.

– Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận.

Nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

– Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

+ Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi.

Nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên.

Tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này.

Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập.

+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ. Con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật.

Mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

+ Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị.

Bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

– Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận.

Nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Đối với các dân tộc theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ thì cần chú ý bảo vệ quyền và lợi ích.

Hợp pháp của người vợ hoặc của người chồng trong việc chia tài sản chung khi ly hôn. Nghiêm cấm phong tục, tập quán đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn.

2. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn.

– Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn.

Nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được.

thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình.

căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình.

Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thoả thuận với gia đình.

nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

– Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình.

có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn.  Phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia.

3. Chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn.

– Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

– Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau.

+ Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản.

Nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thoả thuận của hai bên.

Nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết theo nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn.

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất.

thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng.

+ Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm.

nuôi trồng thuỷ sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn.

+ Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn.

+ Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác. Được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật dân sự.

– Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình.

thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất.

Không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết như trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn.

4. Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng.

Thì khi ly hôn được chia theo nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn.

Nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng.

5. Giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên.

Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên đã được đưa vào sử dụng chung.

Thì khi ly hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà.

Nhưng phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị nhà, căn cứ vào công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà.

Thông tin liên hệ sử dụng dịch vụ Luật sư của Luật Hà Sơn Bình:

CÔNG TY LUẬT TNHH HÀ SƠN BÌNH

Địa chỉ VP: Đường du lịch Chùa Trầm, Ninh Sơn, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

Hotline: 1900 6193

Email: hasonbinhlawfirm@gmail.com