Thế chấp tài sản? Xử lý tài sản đang thế chấp khi không còn khả năng trả nợ 2023

Thế chấp tài sản là hoạt động pháp lý diễn ra thường xuyên trong thực tế đời sống. Liên quan đến hoạt động này có rất nhiều vấn đề pháp lý phát sinh,trong đó việc xử lý tài sản thế chấp khi bên thế chấp không còn khả năng trả nợ là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng Luật Hà Sơn Bình tìm hiểu về hướng xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp bên thế chấp không còn khả năng trả nợ trong bài viết dưới đây.

Thế chấp tài sản
Thế chấp tài sản

I. Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự 2015

II. Thế chấp tài sản là gì? Quyền và trách nhiệm pháp lý của các bên trong quan hệ thế chấp tài sản.

1. Thế chấp tài sản

Điều 371 Bộ luật dân sự 2015 quy định: 

“Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). 

Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thoả thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”

Theo đó, thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia, mà tài sản vẫn do bên thế chấp giữ hoặc các bên có thể thoả thuận giao cho một người thứ ba giữ.

2. Quyền và trách nhiệm pháp lý của các bên trong quan hệ thế chấp tài sản

2.1. Quyền và trách nhiệm của bên thế chấp:

Theo quy định tại Điều 320, 321 Bộ luật dân sự 2015 thì 

2.1.1. Nghĩa vụ của bên thế chấp:

– Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

– Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.

– Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

– Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương.

– Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

– Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm.

– Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.

– Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2.1.2. Quyền của bên thế chấp:

– Quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.

– Quyền đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.

– Quyền nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm  bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

– Quyền được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh; được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật; được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.

2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp:

Điều 322 và 323 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp tài sản như sau:

  • Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp:

– Bên nhận nhận thế chấp có nghĩa vụ trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

– Ngoài ra, bên nhận thế chấp còn phải đảm bảo thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

  • Quyền của bên nhận thế chấp:

– Bên nhận thế chấp có quyền xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.

– Quyền yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp; áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.

– Bên nhận thế chấp được quyền thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

– Khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, bên nhận thế chấp được quyền yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý.

– Trong  trường hợp các bên có thỏa thuận, bên nhận thế chấp được quyền giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp và được quyền xử lý tài sản thế chấp khi thuộc các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.

III. Xử lý tài sản đang thế chấp khi không còn khả năng trả nợ

Không đủ khả năng trả nợ
Không đủ khả năng trả nợ

Bản chất của thế chấp tài sản là sử dụng tài sản của mình để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho một khoản vay. Vì vậy, hoạt động sẽ gắn liền với vấn đề phát sinh liên quan đến khả năng trả nợ. Trong trường hợp, bên chấp chấp tài sản bị mất khả năng thanh toán, vấn đề xử lý tài sản thế chấp sẽ được đặt ra. 

Hướng xử lý tài sản thế chấp khi không đủ khả năng thanh toán cần thực hiện như sau: 

– Thứ nhất, Kiểm trả lại tính hợp pháp của các giao dịch bảo đảm đã xác lập với bên cho vay nợ; 

– Thứ hai, Liên hệ với bên cho vay nợ nhằm tìm ra giải pháp giãn nợ, đáo nợ, …

– Thứ ba, Trường hợp không giải quyết được vấn đề bằng cách thương lượng thì khi đến hạn thanh toán mà bên thế chấp không còn khả năng trả nợ thì theo quy định tại Điều 303 Bộ luật dân sự 205, các phương thức xử lý tài sản bảo đảm có thể được tiến hành như sau: 

– Bán đấu giá tài sản; 

– Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; 

– Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản đó để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; 

– Phương thức khác.

IV. Hậu quả của việc xử lý tài sản đã thế chấp khi không đủ khả năng trả nợ

Hậu quả thế chấp tài sản khi không đủ khả năng trả nợ
Hậu quả thế chấp tài sản khi không đủ khả năng trả nợ

– Trường hợp, hợp đồng thế chấp bị vô hiệu thì một trong các bên có thể yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu theo quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015. 

– Trường hợp hợp đồng thế chấp không bị vô hiệu, nếu lựa chọn một trong bốn phương thức xử lý tài sản thế chấp nêu trên sẽ dẫn đến việc tài sản đã thế chấp sẽ được dùng thanh toán cho các nghĩa vụ còn tồn đọng hoặc trường hợp các bên có thoả thuận khác. 

– Trường hợp, bên nhận thế chấpp là ngân hàng thì theo quy định tại Luật phá sản năm 2014 về quy trình thu hồi và xử lý các khoản nợ xấu của ngân hàng như sau: 

– Thông báo cho chủ tài sản về việc xử lý quyền đòi nợ, theo dó yêu cầu chủ tài sản chuyển giao tài sản để ngân hàng xử lý theo quy định cua rphasp luật, theo hợp đồng các bên đã kí. 

– Trường hợp chủ tài sản không chuyển giao tài sản thì ngân hàng có thê rkhoiwr kiện ra toà án buộc chủ tài sản phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. Căn cứ vào bản án, quyết định của toà án, tài sản sẽ bị xử lý để ngân hàng có thể thu hồi khoản nợ về. 

Cùng Luật Hà Sơn Bình tìm hiểu các thông tin hữu ích về pháp luật.
Với tiêu chí:
+ Luôn luôn “Tận Tâm”
+ Giữ trọn “Chữ Tín”
+ Đem lại “Hiệu Quả” tối ưu nhất
Với dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại trực tuyến, chúng tôi mong muốn được góp phần nhỏ bé để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, đưa từng quy định, đưa dịch vụ Luật sư đến mọi người – mọi nhà!
Chúng tôi mong muốn bất cứ người dân nào, khách hàng nào cũng có thể sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư, kể cả là những người ít có điều kiện nhất, xa xôi một cách tốt nhất, kịp thời nhất!
Thông tin chi tiết: https://luathasonbinh.vn/
https://www.facebook.com/hasonbinhlawfirm
Hotline: 19006193