Thanh tra lao động là gì? Quy định của pháp luật về thanh tra lao động? Hãy cùng Luật Hà Sơn Bình tìm hiểu về thanh tra lao động trong khuôn khổ bài viết dưới đây.
I. Căn cứ pháp lý
– Luật Thanh tra 2022.
– Nghị định 110/2017/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Nghị định 12/2022/NĐ -CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Thông tư 06/2021/TT – TTCP quy định về tổ chức, hoạt động của đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
II. Thanh tra lao động là gì?
Khoản 1 Điều 3 Luật Thanh tra 2010 quy định: “Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hoạt động thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành”.
Theo đó, thanh tra lao động được hiểu là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện theo pháp luật lao động của một tổ chức, cá nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực lao động và thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
III. Một số quy định về Thanh tra lao động:
1. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra lao động
Điều 3 Nghị định 110/2017/NĐ-CP quy định:
– Cơ quan thanh tra nhà nước:
+ Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (gọi tắt là Thanh tra Bộ);
+ Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Thanh tra Sở);
– Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
+ Tổng cục giáo dục nghề nghiệp;
+ Cục quản lý lao động ngoài nước;
+ Cục An toàn lao động.
2. Các trường hợp tiến hành Thanh tra lao động
Thanh tra lao động tiến hành các hoạt động thanh tra trong các trường hợp sau đây:
– Thứ nhất: Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật lao động, cụ thể như: Việc thực hiện các loại báo cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể;thời gườ làm việc và nghỉ ngơi; tiền công và trả công lao động; an toàn lao động, vệ sinh lao động.
– Thứ hai: Khi có khiếu nại, tố cáo hoặc có yêu cầu từ thủ trưởng các cơ quan có thẩm quyền quản lý lao động các cấp thì Thanh tra lao động sẽ tiến hành các hoạt động thanh tra
– Thứ ba: Thực hiện thanh tra khi phát hiện các hành vi tham nhũng của các cá nhân, tổ chức, cơ quan thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Như vậy khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật lao động, khi có khiếu nại hay tố cáo hoặc khi phát hiện các hành vi tham nhũng của các cá nhân, tổ chức, cơ quan thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thì việc thanh tra sẽ được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật.
3. Căn cứ tiến hành thanh tra lao động
Khi tiến hành hoạt động thanh tra phải có quyết định thanh tra từ những căn cứ như sau, cụ thể bao gồm các căn cứ sau đây:
– Thứ nhất: Kế hoạch thanh tra.
– Thứ hai: Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.
– Thứ ba: Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
– Thứ tư: Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
4. Trình tự thực hiện cuộc thanh tra
Bước 1: Thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra
– Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Thủ trưởng cơ quan thanh tra phân công người thu thập thông tin có liên quan;
+ Trường hợp cần làm rõ hoặc bổ sung thông tin để ban hành quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra:
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân dự kiến là đối tượng thanh tra cung cấp thông tin bằng văn bản về nội dung dự kiến thanh tra;
+ Hoặc cử người thu thập thông tin làm việc trực tiếp với cơ quan, tổ chức, cá nhân dự kiến là đối tượng thanh tra;
+ Người thu thập thông tin báo cáo kết quả bằng văn bản với Thủ trưởng cơ quan thanh tra, nêu rõ những nội dung cần tiến hành thanh tra.
Bước 2: Ban hành quyết định thanh tra
Sau khi thu thập thông tin, Thủ trưởng cơ quan thanh tra ban hành quyết định thanh tra
Lưu ý:
Đối với cuộc thanh tra theo kế hoạch: gửi quyết định thanh tra đến đối tượng thanh tra và công bố chậm nhất là 15 ngày trước ngày tiến hành thanh tra trực tiếp;
Đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm cần phải tiến hành thanh tra ngay thì việc công bố quyết định thanh tra có thể được thực hiện sau khi lập biên bản về hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra.
Bước 3: Xây dựng và gửi đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo
– Trưởng đoàn thanh tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo dựa trên 02 căn cứ sau:
+ Nội dung thanh tra;
+ Kế hoạch tiến hành thanh tra;
– Trưởng đoàn thanh tra có văn bản yêu cầu đối tượng thanh tra chuẩn bị báo cáo về nội dung thanh tra trong chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày công bố quyết định thanh tra.
Bước 4: Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra
– Trưởng đoàn thanh tra thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra về việc công bố quyết định thanh tra;
– Đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm cần phải tiến hành thanh tra ngay thì không thông báo việc công bố quyết định thanh tra cho đối tượng thanh tra.
Cùng Luật Hà Sơn Bình tìm hiểu các thông tin hữu ích về pháp luật.
Với tiêu chí:
+ Luôn luôn “Tận Tâm”
+ Giữ trọn “Chữ Tín”
+ Đem lại “Hiệu Quả” tối ưu nhất
Với dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại trực tuyến, chúng tôi mong muốn được góp phần nhỏ bé để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, đưa từng quy định, đưa dịch vụ Luật sư đến mọi người – mọi nhà!
Chúng tôi mong muốn bất cứ người dân nào, khách hàng nào cũng có thể sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư, kể cả là những người ít có điều kiện nhất, xa xôi một cách tốt nhất, kịp thời nhất!
Thông tin chi tiết: https://luathasonbinh.vn/
https://www.facebook.com/hasonbinhlawfirm
Hotline: 19006193