Tiền lương là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là khi mà Nghị định 74/2024/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2024. Theo đó, mức lương tối thiếu vùng đã được tăng so với trước đây, cụ thể như sau:
Vùng | Mức lương tổi thiểu tính theo tháng | Mức lương tối thiểu tính theo giờ |
Vùng I | 4.960.000 đồng/tháng | 23.800 đồng/giờ |
Vùng II | 4.410.000 đồng/tháng | 21.200 đồng/giờ |
Vùng III | 3.860.000 đồng/tháng | 18.600 đồng/giờ |
Vùng IV | 3.450.000 đồng/tháng | 16.600 đồng/giờ |
Điều 90 Bộ luật lao động 2019 quy định: “Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu”.
Theo đó, mức tiền lương của người lao động không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu. Trong trường hợp người lao động phát hiện ra người sử dụng lao động của mình trả mức lương thấp hơn tối thiểu vùng, thì người lao động có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đòi lại quyền và lợi ích chính đáng cho bản thân mình.
Sau đây, Luật Hà Sơn Bình sẽ hướng dẫn các bước để đòi lại quyền lợi của mình đối với hành vi trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng của NSDLĐ như sau:
1. Khiếu nại lên công ty
Theo Điều 5 Nghị định 24/2018//NĐ-CP quy định:
“Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu lên người sử dụng theo quy định pháp luật”.
Theo đó, trường hợp NLĐ phát hiện NSDLĐ đang trả lương cho mình thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì NLĐ có quyền khiếu nại lên công ty mình đang làm việc. (Khiếu nại lần đầu).
Trường hợp, doanh nghiệp cố tình không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng, người lao động có quyền khiếu nại lần 02 đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
2. Tố cáo hành vi vi phạm của công ty
Theo Điều 37 Nghị định 24/2018//NĐ-CP quy định:
“Người lao động có quyền gửi đơn hoặc tố cáo trực tiếp với Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động”.
Bên cạnh hình thức khiếu nại, NLĐ có quyền lựa chọn hình thức tố cáo đối với hành vi vi phạm của NSDLĐ.
Theo đó, NLĐ có quyền tố cáo hành vi trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng của công ty cho Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Khởi kiện ra TAND có thẩm quyền.
Người lao động có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan có thẩm quyền khi:
- Có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
- Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;
- Đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về quy trình thủ tục tiến hành khiếu nại đối với hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng cho người lao động. Bạn đọc nếu có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến lương cần hỗ trợ, hãy liên hệ Luật Hà Sơn Bình để được tư vấn và giải đáp:
Hotline: 19006193
Website: https://luathasonbinh.vn/