Người đại diện theo ủy quyền của doanh nghiệp

Người đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp là người thay mặt doanh nghiệp (là chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty khác) xác lập và thực hiện các quyèn và nghĩa vụ của mình trong doanh nghiệp đó. Cùng Luật Hà Sơn Bình tìm hiểu các quy định của pháp luật về người đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp trong khuôn khổ bài viết dưới đây: 

Người đại diện theo ủy quyền
Người đại diện theo ủy quyền

 

I. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015;

– Luật doanh nghiệp 2020.

II. Đại diện theo uỷ quyền là gì?

Khoản 1 Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. 

Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2015 quy định: “Người đại diện theo uỷ quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được uỷ quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này”.

III. Quy định của pháp luật về người đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp 

1. Số lượng người đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp: 

Khoản 2 Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể như sau: 

Nếu Điều lệ công ty không có quy định khác, số lượng người đại diện theo uỷ quyền được xác định như sau: 

– Đối với doanh nghiệp sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ của Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể uỷ quyền tối đa 03 người đại diện theo uỷ quyền;

– Đối với công ty cổ phần, cổ đông sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể uỷ quyền tối đa 03 người đại diện theo uỷ quyền.

Theo đó, pháp luật chỉ quy định số lượng người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên (35%) và công ty cổ phần (10% cổ phần phổ thông). Trường hợp doanh nghiệp sở hữu ít hơn tỷ lệ này thì Điều lệ công ty phải quy định số lượng người đại diện theo uỷ quyền. 

Trường hợp doanh nghiệp cử nhiều người đại diện thì phải xác định cụ thể phần vốn góp, số cổ phần của từng người đại diện. Trường hợp doanh nghiệp không xác định phần vốn góp, cổ phần cho từng người đại diện thì phần vốn góp và số cổ phần sẽ được chia đều cho từng người đại diện.

2. Văn bản uỷ quyền:

Khoản 4 Điều 14 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định văn bản cử người đại diện theo uỷ quyền bao gồm các nội dung sau: 

– Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông;

– Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tương ứng của mỗi người đại diện theo ủy quyền;

– Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân từng người đại diện theo ủy quyền;

– Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được đại diện;

– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền.

Cần lưu ý: Văn bản cử người đại diện theo uỷ quyền phải được thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được văn bản.

3. Tiêu chuẩn của người được uỷ quyền là người đại diện cho doanh nghiệp: 

Khoản 5 Điều 14 Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau: 

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 

– Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp; 

– Thành viên, cổ đông là công ty có phần vốn góp hay cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty khác;

– Các điều kiện khác theo điều lệ công ty.

4. Trách nhiệm của người đại diện theo uỷ quyền

Điều 15 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về trách nhiệm của người đại diện theo uỷ quyền như sau: 

– Người đại diện theo uỷ quyền được nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty tại Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông. Mọi hạn chế của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty đối với người đại diện theo uỷ quyền trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty tương ứng tại Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông đều không có hiệu lực với bên thứ ba. 

– Người đại diện theo uỷ quyền có trách nhiệm tham dự đầy đủ cuộc họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông; thực hiện quyền và nghĩa vụ được uỷ quyền một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất, bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông cử đại diện. 

– Người đại diện theo uỷ quyền chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, thành viên, cổ đông cử đại diện do vi phạm trách nhiệm quy định tại Điều này. Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông cử đại diện chịu trách nhiệm trước bên thứ ba đối với trách nhiệm phát sinh liên quan đến quyền và nghĩa vụ được thực hiện thông qua người đại diện theo uỷ quyền.

Trên đây là phần giải đáp, tư vấn của Công ty Luật Hà Sơn Bình dành cho khách hàng của PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP. Nếu quý khách hàng còn vướng mắc, vui lòng liên hệ hotline 19006193 để được hỗ trợ và tư vấn.

Với tiêu chí:
+ Luôn luôn “Tận Tâm”
+ Giữ trọn “Chữ Tín”
+ Đem lại “Hiệu Quả” tối ưu nhất

Với dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại trực tuyến, chúng tôi mong muốn được góp phần nhỏ bé để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, đưa từng quy định, đưa dịch vụ Luật sư đến mọi người – mọi nhà!
Chúng tôi mong muốn bất cứ người dân nào, khách hàng nào cũng có thể sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư, kể cả là những người ít có điều kiện nhất, xa xôi một cách tốt nhất, kịp thời nhất!
Thông tin chi tiết: https://luathasonbinh.vn/
https://www.facebook.com/hasonbinhlawfirm
Hotline: 19006193 /0865 111 218