Khiếu nại hành chính là một trong các quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. Khiếu nại hành chính thực chất là sự phản ứng của công dân, tổ chức trước những hành vi công vụ trái pháp luật gây thiệt hại hoặc bị họ cho rằng gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Hãy cùng Luật Hà Sơn Bình tìm hiểu về khiếu nại hành chính trong khuôn khổ bài viết dưới đây.
1. Căn cứ pháp lý
– Hiến pháp 2013.
– Luật khiếu nại 2011.
2. Khiếu nại hành chính là gì?
Khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại 2011 quy định: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính củacơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.
Theo đó, chủ thể thực hiện quyền khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức là người chịu tác động trực tiếp bởi đối tượng khiếu nại.
Người bị khiếu nại là người ban hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật hoặc người thực hiện hành vi hành chính.
3. Quy định của pháp luật về khiếu nại:
* Nguyên tắc khiếu nại và giải quyết khiếu nại:
Điều 4 Luật khiếu nại 2011 quy định: “Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại phải được thực tiện theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời”.
* Hình thức khiếu nại:
Khiếu nại hành chính có thể được thực hiện theo hai cách: khiếu nại bằng hình thức văn bản hoặc khiếu nại trực tiếp.
Lưu ý: trường hợp có nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung nếu lựa chọn khiếu nại trực tiếp thì cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại. Nếu lựa chọn khiếu nại bằng văn bản thì phải có chữ kí của tất cả những người khiếu nại và phải cử đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại.
* Trình tự giải quyết khiếu nại:
Bước 1: Người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp hoặc gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 1.
Lưu ý: người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết trong thời hạn 10 ngày làm việc.
Bước 2: Giải quyết khiếu nại
– Sau khi thụ lý việc khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại trong thời hạn 30 ngày (đối với vụ việc phức tạp không quá 45 ngày).
– Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần 1 thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lần hai đến cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.
Bước 3: Nhận quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu, người khiếu nại có quyền khiếu nại lần hai.
Lưu ý:
– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày ( 60 ngày đối với vùng sâu, vùng xa và 70 ngày đối với những vụ việc phức tạp) kể từ ngày thụ lý.
Không có khiếu nại hành chính lần 3.
* Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:
– Đối với khiếu nại lần đầu: chủ thể trực tiếp ban hành ra các QĐHC, HVHC lần đầu đó.
– Đối với khiếu nại lần 02: Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.
* Thời hiệu khiếu nại hành chính:
Điều 9 Luật khiếu nại 2011 quy định: Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được QĐHC, HVHC.
Lưu ý: trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
4. Những trường hợp khiếu nại không được thụ lý:
Điều 11 Luật khiếu nại 2011 quy định những trường hợpk hiếu nại không được thụ lý giải quyết bao gồm:
– Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ; quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới; quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật; quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định;
– Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
– Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp;
– Người đại diện không hợp pháp thực hiện khiếu nại;
– Đơn khiếu nại không có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại;
– Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng;
– Khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
– Có văn bản thông báo đình chỉ việc giải quyết khiếu nại mà sau 30 ngày người khiếu nại không tiếp tục khiếu nại;
– Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý hoặc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Toà án, trừ quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính của Tòa án.
Trên đây là một số nội dung cơ bản về khiếu nại hành chính. Hy vọng với bài viết này. Mọi thắc mắc liên quan đến khiếu nại hành chính sẽ được Luật Hà Sơn Bình chúng tôi giải đáp qua tổng đài 1900 6193. Với tiêu chí:
+ Luôn luôn “Tận Tâm”
+ Giữ trọn “Chữ Tín”
+ Đem lại “Hiệu Quả” tối ưu nhất
Với dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại trực tuyến, chúng tôi mong muốn được góp phần nhỏ bé để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, đưa từng quy định, đưa dịch vụ Luật sư đến mọi người – mọi nhà!
Chúng tôi mong muốn bất cứ người dân nào, khách hàng nào cũng có thể sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư, kể cả là những người ít có điều kiện nhất, xa xôi một cách tốt nhất, kịp thời nhất!
Thông tin chi tiết: https://luathasonbinh.vn/
https://www.facebook.com/hasonbinhlawfirm
Hotline: 19006193