Hai chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật

Theo quy định tại Điều 28 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Do đó, hai chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm: chế độ tài sản theo thỏa thuận và chế độ tài sản theo quy định của pháp luật (chế độ tài sản theo luật định).

Hai chế độ tài sản vợ chồng

Chế độ tài sản theo thỏa thuận

Quan hệ hôn nhân là một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng vì vậy các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được phát sinh và thực hiện trong thời kỳ hôn nhân cũng có những đặc điểm như các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự. Đó là quyền tự do, tự nguyện, bình đẳng, tự thỏa thuận.

Nội dung cơ bản

Theo Khoản 1 Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:

  • Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
  •  Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  •  Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
  •  Nội dung khác có liên quan.

Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định.

Việc xác đinh tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được quy định tại Điều 15 Nghị định 126/2014 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hôn nhân và Gia đình, cụ thể như sau:

Điều 15. Xác định tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận

Trường hợp lựa chọn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì vợ chồng có thể thỏa thuận về xác định tài sản theo một trong các nội dung sau đây:

a) Tài sản giữa vợ và chồng bao gồm tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;

b) Giữa vợ và chồng không có tài sản riêng của vợ, chồng mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung;

c) Giữa vợ và chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của người có được tài sản đó;

d) Xác định theo thỏa thuận khác của vợ chồng.”

Thỏa thuận khác của vợ chồng.Ví dụ: việc thỏa thuận của hai vợ chồng về hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của hai vợ, chồng sẽ trở thành tài sản chung.

Tuy nhiên, thỏa thuận về tài sản của vợ chồng phải phù hợp với quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Nếu vi phạm, người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận vô hiệu theo quy định tại Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình.

Ví dụ: Anh A và chị B có thỏa thuận giữa hai vợ chồng không có tài sản chung mà tất cả tài sản do vợ, chồng có được trước khi kết hôn và trong thời kì hôn nhân đều thuộc sở hữu riêng của mỗi người tức tài sản của anh A là của anh A, tài sản của chị B là của chị B( điểm c Khoản 1 Điều 15). Tuy nhiên, họ vẫn phải có thỏa thuận xem tài sản nào sẽ được dùng để đáp ứng nhu cầu cần thiết của gia đình ( Khoản 2 Điều 29) bởi đó là nghĩa vụ của hai bên vợ chồng, cũng là cơ sở để duy trì cuộc sống gia đình.

Nếu vi phạm, người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận vô hiệu theo quy định tại Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

2.can cu xac dinh tai san chung tai san rieng cua vo chong

Căn cứ xác lập

Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.” Theo quy định này để xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận các bên phải đáp ứng được các điều kiện sau:

* Thứ nhất, thỏa thuận lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận phải được lập trước khi kết hôn tức là những cặp vợ chồng đã thực hiện việc kết hôn mà muốn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì không thể lựa chọn chế độ khác được nữa.

 * Thứ hai,  hình thức của thỏa thuận phải bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Đây là điều kiện về mặt hình thức của thỏa thuận. Trong trường hợp này thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn bắt buộc phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý. 

 * Thứ ba, hai bên xác lập văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận phải tiến hành đăng ký kết hôn. Do đó những trường hợp kết hôn trái pháp luật, về nguyên tắc sẽ không thể xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận, dù đã xác lập văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng trước đó.

* Thứ tư, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng không bị vô hiệu toàn bộ.

Căn cứ chấm dứt

  • Thứ nhất, vợ chồng thỏa thuận chấm dứt chế độ tài sản theo thỏa thuận
  • Thứ hai, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu toàn bộ
  • Thứ ba, khi quan hệ hôn nhân chấm dứt

Hệ quả pháp lý khi chấm dứt 

Trường hợp chế độ tài sản theo thỏa thuận chấm dứt theo thỏa thuận của các bên, tài sản cũng sẽ được chia theo thỏa thuận ban đầu của các bên. Trong trường hợp có những nội dung chưa thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng trong chế độ tài sản luật định để giải quyết.

  Trường hợp chế độ tài sản theo thỏa thuận chấm dứt do thỏa thuận đó bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ luật định được áp dụng. Khi đó, cách xác định tài sản chun,g tài sản riêng; quyền và nghĩa vụ về tài sản của mỗi bên; quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, tài sản riêng được áp dụng theo quy định của pháp luật.

Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng chấm dứt do hôn nhân chấm dứt. Hôn nhân chấm dứt trong hai trường hợp: 

  • Một bên vợ hoặc chồng chết 
  • Vợ chồng ly hôn.

Đối với mỗi trường hợp hôn nhân chấm dứt thì chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận cũng chấm dứt theo những cách khác nhau. Căn cứ vào nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, có thể xác định như sau:

  •  Trường hợp hôn nhân chấm dứt do một bên vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết :

+ Nếu giữa vợ chồng không có tài sản chung, tất cả cả đều là tài sản riêng thì phần tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng đã chết sẽ được chia thừa kế, phần tài sản riêng của người còn lại sẽ thuộc về chính họ.

+ Nếu giữa vợ chồng vừa có tài sản chung vừa có tài sản riêng thì phần tài sản riêng của ai thuộc về người đó. Phần tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng đã chết cộng với  một nửa tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia thừa kế.

+ Nếu giữa vợ chồng chỉ có tài sản chung, không có tài sản riêng thì toàn bộ tài sản sẽ được chia đôi, bên còn sống được hưởng một nửa, một nửa còn lại được chia thừa kế.

  • Trường hợp hôn nhân chấm dứt do vợ chồng ly hôn:

  Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận sẽ chấm dứt theo thỏa thuận  sẽ chấm dứt theo thỏa thuận của chính các bên đã xác lập ban đầu. Trong trường hợp có những nội dung chưa thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng trong chế độ tài sản luật định.

1.khai niem che do tai san cua vo chong

Chế độ tài sản theo quy định của pháp luật

Nội dung cơ bản

Là chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật. Pháp luật hiện hành quy định chế độ tài sản theo luật định để phòng ngừa các trường hợp hợp vợ chồng không có thỏa thuận, thỏa thuận vô hiệu, vi phạm điều cấm của xã hội hay không thể thực hiện được,…

Dự liệu từ trước về căn cứ nguồn gốc thành phân loại các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng (nếu có ); quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với từng loại tài sản đó ;các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng ;Phương thức thanh toán liên quan đến các khoản nợ chung hay riêng của vợ chồng.

Chế độ tài sản theo quy định của pháp luật quy định tại các Điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Theo Điều 7 Nghị định 126/2014/NĐ_CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định như sau: “Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng trong trường hợp vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định tại Điều 50 của Luật Hôn nhân và gia đình.”

Theo quy định trên thì chế độ này được áp dụng theo hai trường hợp:

  • Vợ chồng không lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận

Khi quan hệ hôn nhân được xác lập vợ, chồng có quyền được lựa chọn chế độ tài sản. Nếu vợ chồng không lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì chế độ tài sản của vợ chồng được mặc định là áp dụng theo luật.

  •  Các thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.

 Các trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu được quy định tại Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể:

 – Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch (được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan);

 – Vi phạm một trong các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về:

+  Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng

+ Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

 +Giao dịch liên quan đến nhà ở là nơi duy nhất của vợ chồng ;

+ Giao dịch với người thứ ba ra ngay tình liên quan đến tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán và bất động sản khác mà theo quy định của pháp luật không  phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng của Luật này.

  • Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng; quyền thừa kế và quyền; lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình. Theo đó, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp trên. Nếu rơi vào một trong các trường hợp này, chế độ thỏa thuận sẽ bị vô hiệu tài sản sẽ được áp dụng theo luật định.

1.can cu xac dinh tai san chung tai san rieng cua vo chong

Để làm rõ các trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản bị vô hiệu Điều 6 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

1. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần.

a) Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

b) Trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị tuyên bố vô hiệu một phần thì các nội dung không bị vô hiệu vẫn được áp dụng; đối với phần nội dung bị vô hiệu thì các quy định tương ứng về chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được áp dụng.

Tòa án quyết định tuyên bố thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu khi thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình và lưu ý một số trường hợp sau đây:

a) Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm quyền được bảo đảm chỗ ở của vợ, chồng quy định tại Điều 31 và điểm b khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp thỏa thuận đó cho phép một bên được quyền định đoạt nhà ở là nơi ở duy nhất của vợ chồng dẫn đến vợ, chồng không có chỗ ở hoặc không bảo đảm chỗ ở tối thiểu về diện tích, điều kiện sinh hoạt, an toàn, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về nhà ở.

b) Nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu do vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp thỏa thuận đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định từ Điều 110 đến Điều 115 của Luật hôn nhân và gia đình hoặc để tước bỏ quyền thừa kế của những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con và các thành viên khác của gia đình đã được Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật khác có liên quan quy định.”

Trên đây là hướng dẫn của Luật Hà Sơn Bình về hai chế độ tài sản vợ chồng theo pháp luật. Nếu có vướng mắc hoặc cần thêm thông tin tư vấn luật hôn nhân gia đình xin vui lòng liên hệ hotline 1900.6193  để được hỗ trợ.

—————————

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: Số 68 Bắc Sơn (Km20+500), TDP Bắc Sơn, Thị trấn Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội.

VP: Số 22, ngõ 20, Nguỵ Như Kom Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6193

Email: hasonbinhlawfirm@gmail.com