Đường lối giải quyết việc kết hôn trái pháp luật

Kết hôn trái pháp luật mang lại nhiều hệ quả cho cả 2 bên nam và nữ. Đường lối giải quyết việc kết hôn trái pháp luật như thế nào? Cùng tìm hiểu vấn để với Luật Hà Sơn Bình trong bài viết dưới đây.

Khái niệm kết hôn trái luật

Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.( Khoản 6 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014  )

Theo đó, khi một hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 sau đây thì bị coi là kết hôn trái pháp luật:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn.

Trong đó, quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì những trường hợp cấm kết hôn bao gồm:

+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo 

+Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn. 

+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ

+ Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con tiêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

duong loi giai quyet viec ket hon trai phap luat

Tìm hiểu thêm: Kết hôn trái pháp luật là gì? Hệ quả và các trường hợp kết hôn trái pháp luật

Đường lối giải quyết việc kết hôn trái pháp luật.

Hủy kết hôn trái pháp luật

Người có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật

Trong hủy việc kết hôn trái pháp luật, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các cá nhân, cơ quan Nhà nước và các tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Theo quy đinh tại Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nướvềtrẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.”

Các cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật bao gồm: Người bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn; vợ chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật.

Những người này có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trong các trường hợp sau:

  • Người bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức khác yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật trong trường hợp kết hôn vi phạm sự tự nguyện. Theo Khoản 1 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình thì chỉ những người bị cưỡng ép, bị lừa dối mới có quyền tự mình yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật.
  • Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật trong trường hợp vợ, chồng của mình lại kết hôn với một người khác.
  • Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật có quyền yêu cầu Tòa án yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật khi người kết hôn trái pháp luật kết hôn vi phạm một trong những trường hợp sau:

+ Kết hôn vi phạm độ tuổi

+ Kết hon khi một hoặc hai bên mất NLHVDS

+ Kết hôn giả tạo

+ Kết hôn do bị cưỡng ép, lừa dối

+ Người đang có vợ,có chồng mà lại kết hôn với một người khác

+ Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Các cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật bao gồm:

  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em
  • Hội liên hiệp phụ nữ

Thẩm quyền giải quyết việc hủy kết hôn trái pháp luật sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện ( Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

1.duong loi giai quyet viec ket hon trai phap luat

Xử lý cụ thể đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về xử lý việc kết hôn trái luật :

“1. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật này và pháp luật về tố tụng dân sự.

2. Trong trường hợptại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này và hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợpnày, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.

3. Quyết định của Tòa án về việc hủy kếthôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

4. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợpvới Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 11 nêu trên, Tòa án sẽ quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, cả hai bên vẫn chưa đủ các điều kiện kết hôn theo quy định. Cụ thể :

  • Trường hợp kết hôn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn mà tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật các bên vẫn chưa đủ tuổi kết hôn
  • Trường hợp kết hôn trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện mà tại thời điểm Tòa án giải quyêt yêu cầu huyer kết hôn trái pháp luật yếu tố vi phạm sự tự nguyện vẫn còn ( một bên vẫn còn bị cưỡng ép, lừa dối).
  • Trường hợp kết hôn trái pháp luật do vi phạm điều cấm, tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái luật, vi phạm vẫn còn ( ví dụ người kết hôn vẫn đang có vợ/ chồng với người khác,…)

Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên đã đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật và cả hai bên có yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án không hủy kết hôn trái pháp luật mà thay vào đó là công nhận quan hệ hôn nhân đó.

Xử lý hành chính

Theo  quy định tại Điều 47, Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đối với các hành vi sau:

  • Cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.
  •  Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
  •  Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
  • Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

 – Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

 – Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

–  Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

   Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi lợi dụng việc ly hôn để vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để trốn tránh nghĩa vụ tài sản.

Tại Điều 55 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP cũng quy định như sau:

“Điều 55. Hành vi cưỡng ép kết hôn, ly hôn, tảo hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  1. Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
  2. Cản trở người khác kết hôn, ly hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác.”

Lưu ý: Chủ thể trong trường hợp quy định tại Điều 55 nói trên phải là thành viên trong gia đình như: Ông bà, cha mẹ, anh, chị em,… của người bị cưỡng ép, cản trở kết hôn.

Xử lý hình sự

Ngoài ra việc áp dụng hủy viêc kết hôn, còn có thể áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự để xử lý nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng. Hành vi kết hôn có trái pháp luật khi có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự, Bộ Luật hình sự năm 2015 đã quy định các tội phạm cụ thể như sau:

  • Điều 181: Tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
  • Điều 182 : Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo đó nếu thuộc khoản 1 bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm; thuộc khoản 2 bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 
  • Điều 183: Tội tổ chức tảo hôn, tội tảo hôn thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Trên đây là hướng dẫn của Luật Hà Sơn Bình về đường lối giải quyết việc kết hôn trái pháp luật. Nếu có vướng mắc hoặc cần thêm thông tin tư vấn luật hôn nhân gia đình xin vui lòng liên hệ hotline 1900.6193  để được hỗ trợ.

—————————

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: Số 68 Bắc Sơn (Km20+500), TDP Bắc Sơn, Thị trấn Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội.

VP: Số 22, ngõ 20, Nguỵ Như Kom Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6193

Email: hasonbinhlawfirm@gmail.com