Điểm giống và khác nhau giữa công ty TNHH 1 thành viên với công ty TNHH 2 thành viên trở lên

CÙNG LUẬT HÀ SƠN BÌNH PHÂN TÍCH SỰ GIỐNG KHÁC NHAU GIỮA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN & CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN.

  1. Khái niệm

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
công ty TNHH

  • Công ty TNHH Hai thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định.

  1. Điểm giống nhau giữa hai loại hình doanh nghiệp

– Công ty có tư cách pháp nhân sau khi được cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp.

– Thành viên góp vốn thành lập đều có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

– Chủ sở hữu hay các thành viên góp vốn đều phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty trong phạm vi góp vốn của mình.

– Cả hai loại hình đều không được phát hành cổ phần trừ khi thực hiện chuyển đổi loại hình sang Công ty Cổ phần.

  1. Điểm khác nhau giữa hai loại hình doanh nghiệp
Nội dung Công ty TNHH 1 TV Công ty TNHH 2 TV
Số lượng thành viên góp vốn Do một cá nhân hoặc một tổ chức góp vốn và làm chủ sở hữu Do nhiều thành viên là cá nhân hoặc tổ chức cùng góp vốn và làm chủ sở hữu. Số lượng thành viên góp vốn phải từ 02 và không vượt quá 50.
Cơ cấu tổ chức – Không bắt buộc phải có Hội đồng thành viên.

– Công ty TNHH 1 TV do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

+ Chủ tịch Công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;

+ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có cơ cấu gồm:

+ Hội đồng thành viên;

+ Chủ tịch Hội đồng thành viên;

+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Trách nhiệm đối với vốn góp Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm và các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
Thay đổi vốn điều lệ: Tăng hoặc giảm Công ty tăng vốn điều lệ thông qua việc Chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng, giảm và mức tăng, giảm vốn điều lệ.

Lưu ý: Trường hợp tăng vốn bằng hình thức huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải chuyển đổi sang loại hình TNHH 2 TV hoặc Công ty Cổ phần.

Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:

+ tăng vốn góp của thành viên;

+ Tiếp nhận thêm vón góp của thành viên mới.

Công ty có thểm giảm vốn bằng cách mua lại phần vốn góp của thành viên theo Quy định tại Điều 51 Luật Doanh nghiệp 2020

Quyền chuyển nhượn vốn góp Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng và định đoạt toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty. Thành viên góp vốn muốn chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác phải ưu tiên chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại.

Các thành viên còn lại có quyền ưu tiên mua trong vòng  30 ngày kể từ ngày chào bán và sau đó nếu các thành viên còn lại không mua, thành viên đó có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba với cùng điều kiện và điều khoản đã chào bán cho các thành viên còn lại.

  1. Phân tích Ưu nhược điểm của hai loại hình doanh nghiệp
Nội dung Công ty TNHH 1 TV Công ty TNHH 2 TV
Ưu điểm – Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

– Chủ sở hữu công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Vì vậy hạn chế rủi ro cho chủ sở hữu.

– Cơ cấu tổ chức đơn giản do không có nhiều thành viên góp vốn.

– Các chủ thể đang muốn kinh doang trong phạm vi nhỏ, vừa hoặc không có nhu cầu phát hành cổ phần để huy động vốn thì rất phù hợp;

– Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn đã góp nên trong trường hợp Công ty xảy ra rủi ro thì trách nhiệm của người góp vốn lúc này sẽ ít hơn so với loại hình công ty hợp danh.

– Quy định hạn chế quyền chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên giúp dễ dàng kiểm soát việc xuất hiện thành viên mới của công ty, tránh trường hợp bị người lạ thâm nhập.

Nhược điểm – Quy trình chuyển nhượng chặt chẽ.

– Việc huy động vốn sẽ khó khăn hơn do:

  • Trường hợp muốn góp thêm vốn thì phải thay đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Không được phát hành cổ phần.
– Hạn chế về việc chỉ được tối đa 50 thành viên góp vốn, không mở rộng được thêm.

– Quy trình chuyển nhượng chặt chẽ.

– Không được phát hành cổ phần.

Cùng Luật Hà Sơn Bình tìm hiểu các thông tin hữu ích về pháp luật.
Với tiêu chí:
+ Luôn luôn “Tận Tâm”
+ Giữ trọn “Chữ Tín”
+ Đem lại “Hiệu Quả” tối ưu nhất
Với dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại trực tuyến, chúng tôi mong muốn được góp phần nhỏ bé để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, đưa từng quy định, đưa dịch vụ Luật sư đến mọi người – mọi nhà!
Chúng tôi mong muốn bất cứ người dân nào, khách hàng nào cũng có thể sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư, kể cả là những người ít có điều kiện nhất, xa xôi một cách tốt nhất, kịp thời nhất!
Thông tin chi tiết: https://luathasonbinh.vn/
Fanpages: https://www.facebook.com/hasonbinhlaw…
Hotline: 19006193