Có được ủy quyền từ chối di sản không?

Di sản thừa kế là phần tài sản đã được người mất định đoạt chia lại cho một ai đó theo di chúc hoặc theo pháp luật. Việc để lại di sản thừa kế cho một người được coi là hành vi pháp lý đơn phương, nên người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế đối với phần tài sản mà mình được nhận. Vậy họ có thể ủy quyền từ chối nhận di sản thừa kế không?

1. Quyền thừa kế theo quy định của pháp luật

DI SAN THUA KE

Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận. Theo quy định tại Điều 609 BLDS 2015, người thừa kế có quyền “hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Pháp luật cho phép người được hưởng di sản thừa kế có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản thừa kế đó. Việc từ chối nhận di sản thừa kế phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản và việc từ chối này phải được thực hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Theo như quy định trên thì cá nhân có quyền sở hữu tài sản thì có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người khác hưởng sau khi chết. Việc lập di chúc phải tuân theo các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc. Trường hợp cá nhân không lập di chúc thì tài sản được chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật. Pháp luật quy định trình tự, thủ tục phân chia di sản của người để lại di sản cho những người thừa kế.

Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản; trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với người thứ ba. Thừa kế theo pháp luật phát sinh dựa trên một trong các quan hệ sau: hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Thừa kế theo di chúc phát sinh theo ý chí chủ quan của người lập di chúc mà không có điều kiện bắt buộc. Người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản của mình cho bất kỳ chủ thể nào, nếu di chúc chỉ định pháp nhân thì pháp nhân đó là người thừa kế theo di chúc.

2. Từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật

Thiet ke chua co ten

Điều 620 của Bộ luật Dân sự năm 2015 được quy định cụ thể về việc từ chối nhận di sản thừa kế cụ thể:

– Việc từ chối nhận di sản phải được Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản. Trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản;

– Việc từ chối nhận di sản phải lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản. Những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết;

– Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật có quyền từ chối nhận di sản. Phần di sản của người từ chối sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên pháp luật hạn chế việc từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người khác (cá nhân, tổ chức, Nhà nước). Trường hợp này cần xem xét người từ chối nhận thừa kế có tài sản để thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba hay không. Nếu họ có tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ thì có quyền từ chối nhận di sản. Ngược lại, nếu họ không có hoặc có nhưng không đủ để thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba; thì không được phép từ chối.

Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. Việc gửi văn bản có thể thực hiện bằng một trong các hình thức như: gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, gửi qua hòm thư điện tử.

Việc từ chối nhận di sản phải được thực hiện trước thời điểm phân chia di sản. Trên thực tế, thời điểm phân chia di sản thừa kế có thể không thống nhất được do có phát sinh mâu thuẫn, bất đồng quan điểm của những người được hưởng thừa kế nên nếu có người thừa kế nào có ý định không nhận di sản thừa kế thì nên thực hiện quyền từ chối nhận di sản càng sớm càng tốt ở thời điểm thích hợp nhất để những người hưởng di sản thừa kế còn lại biết và thuận lợi trong quá trình phân chia di sản thừa kế.

Người từ chối nhận di sản thừa kế có thể tặng cho lại kỷ phần thừa kế của mình cho 01 hoặc tất cả những người được hưởng di sản thừa kế khác. Việc tặng cho lại kỷ phần thừa kế cho người khác phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp lệ bởi cơ quan có thẩm quyền mới có giá trị pháp lý.

3. Có được ủy quyền từ chối nhận di sản thừa kế không?

Theo quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định người thừa kế hoàn toàn được quyền từ chối nhận di sản khi có điều kiện sau:

Điều kiện để được thực hiện quyền từ chối di sản thừa kế được quy định tại Điều 620 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

Một là, việc từ chối nhận di sản thừa kế đảm bảo không được nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Hai là, khi thực hiện từ chối nhận di sản phải đảm bảo lập thành văn bản. Việc này phải được thông báo đến cho người quản lý di sản cũng như những người nằm trong diện thừa kế, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản biết.

Ba là, trước thời điểm phân chia di sản thừa kế phải làm thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế.

Quy định về việc nhận từ chối di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, cho những người thừa kế khác hoặc những người giao nhiệm vụ là phân chia di sản thừa kế. Việc gửi văn bản có thể thực hiện bằng một trong các hình thức như: gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, gửi qua hòm thư điện tử.

Lưu ý: việc từ chối nhận di sản sẽ phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Giấy từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định hiện nay không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Người từ chối chỉ cần lập văn bản. Tuy nhiên, để đảm bảo giá trị pháp lý chắc chắn, người hưởng thừa kế hoàn toàn có quyền yêu cầu công chứng, chứng thực văn bản đó tại bất kỳ văn phòng công chứng, văn phòng công chứng nào.

Ủy quyền được hiểu là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Thực tế, nếu như cá nhân được hưởng thừa kế muốn lập văn bản từ chối nhận di sản thừa kế nhưng vì ở xa không về được hoặc vì một vài lý do nào đó thì hoàn toàn có quyền ủy quyền cho người khác để thực hiện thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế.

4. Hồ sơ, thủ tục thực hiện từ chối nhận di sản thừa kế có ủy quyền:

dsd

 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Hồ sơ thực hiện từ chối nhận di sản thừa kế bao gồm:

– Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế.

– Giấy tờ tùy thân của người làm thủ tục từ chối bao gồm giấy chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân (bản sao có công chứng, chứng thực).

– Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực).

– Nếu thừa kế theo diện có di chúc thì cần di chúc (nộp bản sao có công chứng, chứng thực).

– Giấy chứng tử của người để lại di sản.

– Giấy tờ xác minh quyền sử dụng đất bao gồm như sổ đỏ, sổ hồng.

– Giấy ủy quyền.

Bước 2: Thực hiện thủ tục chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế:

Người có nhu cầu có thể lựa chọn chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng, chứng thực hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường.

Khi tiếp nhận hồ sơ của người có yêu cầu, người có thẩm quyền thực hiện kiểm tra giấy tờ và hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiến hành yêu cầu người có yêu cầu từ chối di sản kí vào văn bản trước mặt người có thẩm quyền và thực hiện thủ tục chứng thực cho văn bản từ chối nhận di sản.

Nếu như hồ sơ, giấy tờ của người có yêu cầu bị thiếu thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải thông báo đến người có nhu cầu để yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa giấy tờ sao cho hợp lệ.

 

Chúng tôi mong muốn bất cứ người dân nào, khách hàng nào cũng có thể sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư, kể cả là những người ít có điều kiện nhất, xa xôi một cách tốt nhất, kịp thời nhất!
Thông tin chi tiết: https://luathasonbinh.vn/
https://www.facebook.com/hasonbinhlawfirm
Hotline: 19006193