Liên doanh giữa các doanh nghiệp là gì? Các hình thức, đặc điểm của liên doanh giữa các doanh nghiệp

 

I. Liên doanh giữa các doanh nghiệp là gì?

Liên doanh giữa các doanh nghiệp
Liên doanh giữa các doanh nghiệp

Khoản 5 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về như sau: “Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hay nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới”. 

Như vậy, liên doanh giữa các doanh nghiệp là một hình thức tập trung doanh nghiệp. Theo đó, liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hay nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.

II. Các hình thức liên doanh giữa các doanh nghiệp

Mục 3 Chuẩn mực số 08 thông tin tài chính về những khoản vốn liên doanh ban hành kèm theo Quyết định 234/2003/QĐ -BTC có quy định về các hình thức liên doanh như sau: 

“Liên doanh: là thoả thuận bằng hợp đồng của hai hay nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh. Các hình thức liên doanh quy định trong chuẩn mực này gồm: 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát; 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát; 

Hợp đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh được đồng kiểm soát.” 

III. Đặc điểm của liên doanh giữa các doanh nghiệp là gì?

Đặc điểm của liên doanh giữa các doanh nghiệp
Đặc điểm của liên doanh giữa các doanh nghiệp

Mục 4 Chuẩn mực số 08 thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh ban hành kèm theo Quyết định 234/2003/QĐ -BTC có quy định đặc điểm chung của hình thức liên doanh như sau: 

Hai hoặc nhiều bên góp vốn liên doanh hợp tác với nhau trên cơ sở thoả thuận bằng hợp đồng; 

Thoả thuận bằng hợp đồng thiết lập quyền đồng kiểm soát. 

IV. Ưu và nhược điểm của liên doanh giữa các doanh nghiệp

1. Ưu điểm của liên doanh giữa các doanh nghiệp

 Một liên doanh cho phép mỗi bên tiếp cận với các nguồn lực của (những) người tham gia khác mà không cần phải chi quá nhiều vốn.

Liên doanh có rủi ro ít hơn là công ty sở hữu toàn bộ, vì mỗi bên đối tác chỉ chịu rủi ro đối với phần đóng góp của mình.

 Công ty có thể sử dụng liên doanh để học hỏi thêm về môi trường kinh doanh nội địa trước khi thành lập chi nhánh sở hữu toàn bộ. 

 Mỗi công ty có thể duy trì bản sắc riêng của mình và có thể dễ dàng trở lại hoạt động kinh doanh bình thường sau khi liên doanh hoàn tất. Liên doanh cũng cung cấp lợi ích từ việc chia sẻ rủi ro.

Một số chính phủ yêu cầu công ty nước ngoài phải chia sẻ quyền sở hữu với công ty trong nước hoặc có những khuyến khích ưu đãi để họ thành lập liên doanh. 

2. Nhược điểm của liên doanh giữa các doanh nghiệp

 Liên doanh có thể gây ra tranh chấp quyền sở hữu giữa các bên.

Các hợp đồng liên doanh thường hạn chế các hoạt động bên ngoài của các công ty tham gia trong khi dự án đang được tiến hành. Mỗi công ty tham gia vào một liên doanh có thể được yêu cầu ký các thỏa thuận độc quyền hoặc thoả thuận không cạnh tranh ảnh hưởng đến các mối quan hệ hiện tại với các nhà cung cấp hoặc các mối liên hệ kinh doanh khác.

Trên đây là toàn bộ nội dung về mức lương cơ sở năm 2024. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn đọc trong việc tham khảo và áp dụng pháp luật, hãy cùng Luật Hà Sơn Bình tìm hiểu các thông tin hữu ích về pháp luật. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ hotline 19006193 để được tư vấn và hỗ trợ.

Với tiêu chí:
+ Luôn luôn “Tận Tâm”
+ Giữ trọn “Chữ Tín”
+ Đem lại “Hiệu Quả” tối ưu nhất

Với dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại trực tuyến, chúng tôi mong muốn được góp phần nhỏ bé để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, đưa từng quy định, đưa dịch vụ Luật sư đến mọi người – mọi nhà!
Chúng tôi mong muốn bất cứ người dân nào, khách hàng nào cũng có thể sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư, kể cả là những người ít có điều kiện nhất, xa xôi một cách tốt nhất, kịp thời nhất!
Thông tin chi tiết: https://luathasonbinh.vn/
https://www.facebook.com/hasonbinhlawfirm
Hotline: 19006193 /0865 111 218