Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.Mục đích của việc lập di chúc chính là để ghi lại tâm nguyện, dặn dò và phân chia tài sản của người lập di chúc.Ngoài ra di chúc cũng thể hiện được ý chí và nguyện vọng của cá nhân lúc còn sống để cho người thân thực hiện sau khi mình chết, đây cũng chính là cơ sở để cho việc phân chia tài sản mà người đó để lại một cách nhanh chóng, hạn chế phát sinh những tranh chấp giữa những người có liên quan.Đối với tài sản là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, việc lập di chúc được quy định như thế nào? Cùng Luật Hà Sơn Bình tìm hiểu.
Thế nào là bảo hiểm nhân thọ?
Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm của các công ty bảo hiểm nhằm bảo vệ con người trước những rủi ro liên quan đến sức khỏe, thân thể, tính mạng.
Theo đó, người tham gia thỏa thuận và ký kết hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm về việc sẽ đóng đúng những khoản phí đều đặn vào quỹ dự trữ tài chính do công ty bảo hiểm quản lý để được chi trả số tiền nhất định khi không may gặp rủi ro hoặc đến thời điểm đáo hạn.
Đối tượng nào được hưởng thừa kế tài sản là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ?
Bảo hiểm nhân thọ cũng là một loại tài sản và nếu trong trường hợp người chết được công ty bảo hiểm bảo vệ bởi một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì đây chính là một trong những di sản của người chết để lại và được xem là di sản thừa kế.
Quyền hưởng thừa kế tài sản là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trước tiên phụ thuộc vào nội dung hợp đồng bảo hiểm. Để xác định đối tượng thừa kế tài sản là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, cần phải căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm về người thụ hưởng.
- Trường hợp trong Hợp đồng, người chết đã chỉ định người thụ hưởng thì người đó sẽ nhận thừa kế hợp đồng bảo hiểm không cần quan tâm đến di chúc hay các hình thức thừa kế khác.
- Trường hợp trong hợp đồng bảo hiểm không có người thụ hưởng thì khi người đó mất đi, quyền hưởng thừa kế được xét tới di chúc hoặc các hình thức thừa kế khác tuân theo nguyên tắc chia thừa kế được quy định tại Bộ Luật dân sự 2015 như sau:
- Nếu Người chết để lại di chúc hợp pháp thì việc phân chia di sản sẽ được thực hiện theo di chúc. Cần lưu ý khi phân chia di sản theo di chúc.
- Bảo đảm quyền lợi của nhóm người thừa kế không phụ thuộc di chúc theo quy định tại Điều 624 Bộ Luật dân sự 2015
- Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản
Nếu người chết không để lại di chúc, tài sản là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ được chia thừa kế theo pháp luật theo quy định tại Điều 651, Bộ luật dân sự 2015.
Cụ thể.
- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây.
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Quy định về người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
- Người thụ hưởng không nhất thiết phải là người thân của người được bảo hiểm, người mua bảo hiểm.
- Nếu người thụ hưởng dưới 18 tuổi, thì người bảo hộ hợp pháp của người thụ hưởng sẽ là người nhận số tiền đền bù từ Hợp đồng bảo hiểm.
- Bên mua bảo hiểm có thể thêm, loại trừ người thụ hưởng nhiều lần trong suốt thời hạn hợp đồng có hiệu lực.
- Người thụ hưởng cần có giấy chứng tử của người được bảo hiểm để chứng minh người được bảo hiểm đã chết.
Như vậy, việc lập di chúc đối với tài sản là Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là không cần thiết trong trường hợp người chết đã chỉ định người thụ hưởng đối với tài sản là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của mình.
Cùng Luật Hà Sơn Bình tìm hiểu các thông tin hữu ích về pháp luật.
Với tiêu chí:
+ Luôn luôn “Tận Tâm”
+ Giữ trọn “Chữ Tín”
+ Đem lại “Hiệu Quả” tối ưu nhất
Với dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại trực tuyến, chúng tôi mong muốn được góp phần nhỏ bé để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, đưa từng quy định, đưa dịch vụ Luật sư đến mọi người – mọi nhà!
Chúng tôi mong muốn bất cứ người dân nào, khách hàng nào cũng có thể sử dụng dịch vụ pháp lý, dịch vụ Luật sư, kể cả là những người ít có điều kiện nhất, xa xôi một cách tốt nhất, kịp thời nhất!
Thông tin chi tiết: https://luathasonbinh.vn/
https://www.facebook.com/hasonbinhlawfirm
Hotline: 19006193