Con cái là niềm mong muốn của nhiều cặp vợ chồng, nhưng không phải gia đình nào cũng có may mắn có thai tự nhiên vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều cặp vợ chồng phải nhờ đến kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong y học.
Các quy định của pháp luật về vấn đề sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp một số vấn đề cho các cặp gia đình muốn sinh con theo phương pháp này.
Khái niệm biện pháp hỗ trợ sinh sản
Biện pháp hỗ trợ sinh sản là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật y học hiện đại can thiệp giúp những cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh hoặc phụ nữ độc thân có thể mang thai và sinh con theo mong muốn.
Khái niệm sinh con bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản
Theo Khoản 21 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đưa ra định nghĩa về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.
Sinh con bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản là một thuật ngữ bao hàm rộng hơn sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Định nghĩa như sau: “ Sinh con bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản là việc sinh con có sự can thiệp của các kỹ thuật y sinh học được tiến hành trên cơ sở quy định của pháp luật”.
Các biện pháp hỗ trợ sinh sản phổ biến
Biện pháp thụ tinh nhân tạo
Thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp bơm tinh trùng của người chồng vào buồng tử cung của người vợ sau khi được bác sĩ kích thích trứng và tiêm rụng( thụ tinh nhân tạo). Thụ tinh nhân tạo áp dụng cho những trường hợp:
- Hai vợ chồng điều trị hiếm muộn, vô sinh đã lâu trong điều kiện người vợ còn một trong hai vòi tử cung bình thường, buồng tử cung bình thường.
- Người chồng có tinh trùng yếu nhẹ về chất lượng và số lượng
- Trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân ở cả hai vợ chồng.
Biện pháp thụ tinh trong ống nghiệm
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 10/2015/NDD-CP thì thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi. Thụ tinh trong ống nghiệm áp dụng cho những trường hợp: Người vợ bị tắc vòi trứng; Tinh trùng người chồng yếu, ít dị dạng không đủ để thực hiện phương pháp bơm tinh trùng. Cặp vợ chồng xin trứng hoặc xin tinh trùng. Vợ lớn tuổi , chức năng sinh sản giảm, thực hiện phương pháp bơm tinh trùng nhiều lần thất bại. Hiện nay có ba cách thụ tinh trong ống nghiệm như sau:
+ Thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển
+ Thị tinh trong ống nghiệm với chu kỳ tự nhiên
+ Thụ tinh trong ống nghiệm với kích thích nhẹ
Biện pháp mang thai hộ về mục đích nhân đạo
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con( Khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Biện pháp này chỉ được áp dụng cho những cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Những trường hợp người vợ dù hiếm muộn, vô sinh nhưng vẫn có khả năng tự mang thai và sinh con khi dùng các phương pháp hỗ trợ y học, phụ nữ đơn thân thì không thuộc đối tượng được sinh con bằng cách nhờ người khác mang thai hộ.
Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được tiến hành tự nguyện giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ này và chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý và thỏa thuận của các bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ. Biện pháp này phải được tiến hành bằng kỹ thuận hỗ trợ sinh sản, được tiến hành thông qua thụ tinh trong ống nghiệm.
Đây là một hoạt động phi thương mại, quan hệ này chỉ được xác lập vì mục đích nhân đạo mà không nhằm hưởng lợi về kinh tế hay các lợi ích khác.
Mục đích của mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là bên mang thai hộ tự nguyện, không vì lợi ích vật chất hoặc một lợi ích nào khác, cần phân biệt với mang thai hộ vì mục đích thương mại thì người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuận hỗ trợ sinh sản để hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.
Trên đây là hướng dẫn của Luật Hà Sơn Bình về các quy định của pháp luật về vấn đề sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Nếu có vướng mắc hoặc cần thêm thông tin tư vấn luật hôn nhân gia đình xin vui lòng liên hệ hotline 1900.6193 để được hỗ trợ.
—————————
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: Số 68 Bắc Sơn (Km20+500), TDP Bắc Sơn, Thị trấn Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội.
VP: Số 22, ngõ 20, Nguỵ Như Kom Tum, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900.6193
Email: hasonbinhlawfirm@gmail.com